Văn bản pháp luật đề ra nhằm mục đích để đảm bảo sự tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật của các đối tượng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì văn bản pháp luật có khái niệm cũng như đặc điểm của văn bản pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Văn bản pháp luật là gì?
Thực tế hiện nay thì chúng ta có thể tìm hiểu và thấy có rất nhiều quan điểm về khái niệm của văn bản pháp luật. Tuy nhiên thì ta có thể định nghĩa văn bản pháp luật theo cách thức như sau đó là: Văn bản pháp luật được hiểu là do những chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành ra theo đúng như trình tự cũng như thủ tục và hình thức được pháp luật quy định. Nội dung của văn bản pháp luật mang thể hiện rõ về ý chí của cơ quan nhà nước, mang tính bắt buộc chung và những ý chí này sẽ được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.
Trong các văn bản pháp luật thì sẽ có thể bao hàm cả ba nhóm văn bản đó là văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính và văn bản áp dụng pháp luật. Mỗi một nhóm được quy định trong hệ thống của văn bản pháp luật còn thể hiện về một số nét đặc thù riêng về nội dung, cũng như về tính chất và nội dung vai trò trong quản lí nhà nước.
2. Nội dung của văn bản pháp luật:
Văn bản quy phạm pháp luật về nội dung luôn chứa đựng các quy phạm pháp luật mà ở đây ý chí của các văn bản quy phạm pháp luật này sẽ được áp dụng đi lại nhiều lần trong thực tiễn. Văn bản quy phạm pháp luật được xem là cơ sở tiền đề để ban hành ra các văn bản áp dụng pháp luật và các văn bản hành chính.
Văn bản áp dụng pháp luật thì sẽ có chứa đựng về nội dung của những mệnh lệnh mang tính chất cá biệt, được áp dụng một lần duy nhất đối với một trường hợp đã có nội dung cụ thể.
Văn bản hành chính thì đảm bảo về việc sẽ có chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính chất đặc thù về mặt pháp lý hoặc đó là những mệnh lệnh mang tính chất cá biệt được ban hành nhằm mục đích để tổ chức việc thực hiện về nội dung các văn bản quy phạm pháp luật cũng như văn bản áp dụng pháp luật.
Từ những điều trên có thể thấy rằng định nghĩa về văn bản pháp luật được đảm bảo có cơ sở pháp lý, đầy đủ về mặt lý luận cũng như trên phương diện về mặt thực tiễn. Như kể đến đó là về pháp lý thì văn bản pháp luật sẽ đặt ra về việc được pháp luật quy định về các trường hợp sử dụng, cũng như về hình thức văn bản, về thẩm quyền, về thủ tục ban hành, về thời hạn, cũng như đó là về việc bàn đến trách nhiệm thi hành.
Về mặt cơ sở lý luận thì văn bản pháp luật ở đây được xem là một phương tiện quản lý được các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng để nhằm mục đích về việc điều chỉnh các quan hệ xã hội đối với nội dung quản lý nhà nước, các văn bản có tính bắt buộc khác nhau đối với các đối tượng liên quan và được đảm bảo trong việc thực hiện nội dung bằng quyền lực của cơ quan nhà nước.
Cơ sở thực tiễn đối với việc thực hiện mô hình quản lý hành chính nhà nước đó là các cơ quan cấp trên có thể điều hành, cũng như đề ra việc hướng dẫn về các nội dung chuyên môn nghiệp vụ đối với cấp dưới bằng các văn bản hành chính đó là
3. Đặc điểm của văn bản pháp luật:
Thứ nhất, đó là văn bản pháp luật có thể được xác lập bằng các ngôn ngữ viết. Đối với hoạt động quản lý nhà nước thì để đảm bảo được việc hoạt động hiệu quả của việc quản lý được cao nhất thì việc cơ quan nhà nước ban hành ra các văn bản pháp luật mà có nội dung đầy đủ được thể hiện cụ thể bằng ngôn ngữ viết được xem là một lựa chọn tối ưu nhất. Đặc biệt ở đây việc thể hiện bằng ngôn ngữ viết đối với những vấn đề được xác định là quan trọng và nội dung yêu cầu phải đề ra những nguyên tắc cụ thể chi tiết về mặt nội dung.
Việc thực hiện các văn bản pháp luật có đầy đủ nội dung về mặt ngôn ngữ viết được xem là một cách thức giúp cho chủ thể quản lý được thể hiện một cách rõ nét, mạch lạc toàn bộ các ý chí của mình cũng như đầy đủ nhất về vấn đề đang phát sinh trong công tác quản lý nhà nước. Các thức thể hiện bằng ngôn ngữ viết đặt ra giúp cho việc truyền tải nội dung, tiếp cận, lưu trữ thông tin được tốt nhất phục vụ hoạt động quản lý. Ngoài được xác lập bằng ngôn ngữ viết thì văn bản pháp luật còn được thể hiện bằng hình thức khác như ngôn ngữ nói hoặc bằng hành động.
Thứ hại, văn bản pháp luật có nội dung thể hiện đó là về mặt ý chí của các chủ thể ban hành nhằm hoàn thiện được mục tiêu quản lý. Ý chí của các chủ thể ban hành được đảm bảo thể hiện bằng các nội dung của văn bản pháp luật. Do đây là ý chí của các chủ thể đưa ra ban hành nên các văn bản pháp luật luôn được xác lập một các đơn giản nhất từ các nhận thức mang tính chất chủ quan của những cán bộ ban hành trong khối công chức nhà nước.
Tuy nhiên thì có thể nhận thấy thì các ý chí của cơ quan nhà nước này không phải là được xác lập một cách tùy tiện mà được xác lập dựa trên các quy định, phù hợp với những nội dung của pháp luật hiện hành và trước khi ban hành thì phải lấy ý kiến, tham khảo ý kiến của các đối tượng liên quan đến nội dung ban hành và đối tượng đặc biệt lưu ý ở đây chính là tâm tư, nguyện vọng của nhân dân lao động.
Thứ ba, các văn bản pháp luật được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền. Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật có thể xem là một dấu hiệu đầu tiên để nhận biết một văn bản pháp luật. Mỗi một cơ quan khác nhau, được các cấp chính quyền khác nhau sẽ có chức năng cũng như về mặt nhiệm vụ khác nhau. Mỗi văn bản sẽ có một giới hạn cũng như phạm vi ảnh hưởng nhất định.
Chính vì vậy nên mỗi cơ quan quyền lực nhà nước sẽ chỉ được ban hành trong một phạm vi, cũng như trong một lĩnh vực do mình quản lý. Ngoài ra thì có thể nhận thấy rằng văn bản pháp luật cũng quy định về thẩm quyền ban hành như thủ trưởng một số đơn vị trực thuộc các cơ quan nhà nước hay một số công chức khác của cơ quan nhà nước, hay người đứng đầu các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội hoặc các cá nhân mà được ủy quyền quản lý nhà nước đối với một số công việc cụ thể cũng có quyền ban hành.
Thứ tư, văn bản pháp luật ban hành có nội dung về hình thức do pháp luật quy định. Về vấn đề hình thức của văn bản pháp luật thì sẽ được cấu thành bởi thể thức và tên gọi. Đầu tiên đó là về thể thức thì các văn bản pháp luật ban hành luôn đảm bảo việc tuân thủ về cách thức trình bày theo một khuôn mẫu cũng như kết cấu mà pháp luật quy định đối với từng loại văn bản khác nhau để mục đích đó là tạo ra sự liên kết một cách chặt chẽ giữa nội dung văn bản và hình thức, đảm bảo được sự thống nhất cho toàn bộ hệ thống văn bản cũng như đảm bảo hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước. Tiếp theo về tên gọi thì hiện nay pháp luật rất nhiều loại văn bản có các tên gọi khác nhau như nghị định, nghị quyết, hiến pháp, pháp lệnh, công điện,
Thứ năm, các văn bản pháp luật luôn được nhà nước bảo đảm thực hiện. Trên thực tế thì để đảm bảo được việc thực hiện các văn bản pháp luật cơ quan nhà nước sẽ sử dụng các biện pháp như truyền thông, tuyên truyền, cưỡng chế, giáo dục. Nếu trong quá trình thực hiện mà các cá nhân, tổ chức có liên quan mà không tự nguyện thực hiện hoặc thực hiện không đúng về nội dung các văn bản pháp luật thì sẽ phải đứng ra chịu trách nhiệm về mặt pháp lý trước cơ quan nhà nước. Cùng với đó nếu đối tượng nghiêm túc tự nguyện thực hiện các nội dung đó thì có thể sẽ được cơ quan nhà nước khích lệ về các mặt như thể chất hoặc tinh thần.
Thứ sáu, các văn bản pháp luật được ban hành ra theo một thủ tục do pháp luật quy định. Hiện nay theo quy định của pháp luật thì mỗi một loại văn bản sẽ có thủ tục ban hành cụ thể. Về thủ tục ban hành về các văn bản pháp luật sẽ được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật ví dụ như luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
Về các quy định này thì nhìn chung đều sẽ bao gồm các hoạt động mang tính chất chuyên môn, nghiệp vụ có vai trò trợ giúp cho các chủ thể trong quá trình soạn thảo, ban hành cũng như trong việc kiểm tra, phối hợp, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động ban hành pháp luật để đảm bảo tránh việc thực hiện một cách tùy tiện, cũng như thiếu tính trách nhiệm của các chủ thể quản lý nhà nước.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật ban hành văn bản pháp luật năm 2015.