Khái niệm của thỏa ước lao động tập thể? Các đặc điểm của thỏa ước lao động tập thể?
Đối với các hoạt động tham gia lao động giữ người lao động và người sử dụng lao động thì để bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động thì pháp luật lao động Việt Nam hiện hành đã quy định về thỏa ước lao động tập thể. Do đó, dưới góc độ pháp lý thì thỏa ước lao động tập thể được coi là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao đông về các điều kiện lao động mà các bên đã đạt được thông qua hình thức thương lượng tập thể. Do được quy định để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động nên thỏa ước lao động tập thể là một khái niệm không mới đối với người lao động và người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, thỏa ước lao động tập thể được lập ra để bảo vệ quyền của người lao động nhưng không nhiều người thật sự biết thỏa ước lao động tập thể là gì? pháp luật lao động định nghĩa thỏa ước lao động tập thể như thế nào? Vậy theo như quy định của
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý: Bộ luật Lao động năm 2019
1. Khái niệm của thỏa ước lao động tập thể
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 45 Bộ luật lao động năm 2019, quy định về định nghĩa khái niệm thỏa ước lao động tập thể với nội dung: “Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản”. So với quy định tại Điều 73
Xét dưới góc độ bản chất của hai khái niệm thì hai khái niệm này có vẻ tương đối giống nhau, nhưng khái niệm của Bộ luật lao động năm 2019 chỉ ra rằng thỏa ước lao động tập thể không phải là một văn bản, mà là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể, và được ký kết bằng văn bản. Đồng thời, Bộ luật lao động năm 2019 không chỉ ra thỏa thuận này giữa chủ thể nào với chủ thể nào, vì trên thực tế đây chỉ có thể là thỏa thuận giữa những chủ thể có quyền tham gia thương lượng tập thể, bao gồm cả tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, người lao động, người sử dụng lao động.
Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định. Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Như vậy, thỏa ước lao động tập thể trước hết là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khác với hợp đồng lao động, kết quả của quá trình thương lượng có tính chất cá nhân, thỏa ước lao động tập thể là kết quả của quá trình thương lượng có tính tập thể – thương lượng giữa người sử dụng lao động và tập thể lao động.
Đồng thời thì theo như nhận định của tác giả thì thỏa ước lao động tập thể được nhận định là chứa đựng các quy tắc xử sự chung. Không những thế mà thỏa ước lao động tập thể điều chỉnh mọi quan hệ lao động phát sinh và tồn tại trong doanh nghiệp hoặc ngành kinh tế thuộc phạm vi áp dụng của nó và nó còn có tính tập thể vì thỏa ước lao động tập thể bao giờ cũng do đại diện của tập thể lao động, thường là tổ chức công đoàn, thương lượng và ký kết. Thỏa ước lao động tập thể không làm phát sinh quan hệ lao động cá nhân.
Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định. Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
2. Các đặc điểm của thỏa ước lao động tập thể
Trên cơ sở quy định của pháp luật lao động về khái niệm về thỏa ước lao động tập thể được tác giả nêu ra và phân tích ở trên thì trong nội dung mục 2 này tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về đặc điểm của thỏa ước lao động tập thể được quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 thông quá khái niệm thì có thể nhận thấy các đặc điểm sau của thỏa ước lao động tập thể:
– Chủ thể xác lập được xác định ở đây là các chủ thể tham gia thương lượng tập thể (có thể là tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, người lao động, người sử dụng lao động).
– Thỏa thuận dưới dạng văn bản việc quy định của pháp luật về vấn đề thỏa ước lao động là thỏa thuận đạt được từ quá trình thương lượng tập thể, được ghi nhận dưới dạng văn bản. Nếu không được ghi nhận bằng văn bản, không có gì để chứng minh thỏa thuận đạt được giữa các bên là thỏa ước lao động tập thể.
– Đạt được thông qua thương lượng tập thể được nhận định ở đây về vấn đề thỏa ước lao động tập thể dưới góc độ pháp lý của Bộ luật Lao động năm 2019 là kết quả của hoạt động thương lượng tập thể, khi các bên đã đồng thuận và nhất trí đối với một thỏa thuận mà các bên có thiện chí thực hiện.
Bên cạnh đó, theo như những nhận định của tác giả nếu dựa trên tính chất, thỏa ước lao động có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, thoả ước lao động tập thể có tính song hợp, tức là vừa có tính hợp đồng vừa có tính quy phạm.
Tính hợp đồng thể hiện thỏa ước được hình thành trên cơ sở sự thương lượng, thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động. Thỏa ước lao động là thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia thương lượng tập thể, hay nói cách khác. Để đạt được thỏa thuận này, các bên tham gia phải thực hiện đàm phán, thỏa thuận theo đúng các nguyên tắc tự nguyện, hợp tác, thiện chí, bình đẳng, công khai và minh bạch. Trong đó, nguyên tắc quan trọng nhất là nguyên tắc tự nguyện. Sự thỏa thuận được xác lập bằng văn bản qua ý chí tự nguyện của các bên.
Tính quy phạm thể hiện:
Về trình tự, thoả ước được ký kết phải tuân theo trình tự nhất định do pháp luật quy định. Về nội dung, thỏa ước là sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật cho phù hợp với điều kiện, khả năng thực tế của đơn vị. Vì vậy, nội dung của thỏa ước thường được xây dựng dưới dạng các quy phạm, theo từng điều khoản thể hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động như việc làm, tiền lương…. Về hiệu lực, thỏa ước có hiệu lực trong toàn bộ đơn vị sử dụng lao động. Khi đã có thỏa ước thì các bên bắt buộc phải thực hiện.
Thỏa ước lao động tập thể mang tính quy phạm. Thỏa ước lao động có nội dung, thủ tục thương lượng tập thể, đồng thời có hiệu lực thi hành như một văn bản quy phạm pháp luật.
– Đối với nội dung của thỏa ước lao động: Các nội dung có tính chất bắt buộc thực hiện đối với các bên tham gia thỏa thuận và ký kết, thậm chí nội dung có phạm vi điều chỉnh tương đối rộng như trong doanh nghiệp, trong ngành. Mặt khác, thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận giao kết giữa nhiều người đại diện cho người lao động, người sử dụng lao động, nên khi một người lao động không đồng ý với thỏa ước lao động tập thể thì vẫn phải thực hiện theo thỏa ước, vì trên thực tế người này đã ủy quyền cho tổ chức đại diện hoặc người đại diện của tổ chức đại diện ký kết thỏa ước rồi. Ngoài ra, người lao động ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng tham gia thỏa ước lao động tập thể sau khi ký kết thỏa ước thì vẫn phải thực hiện các nội dung của thỏa ước đó.
– Đối với trình tự ký kết thỏa ước lao động tập thể: Thỏa ước lao động tập thể được xác lập sau khi thương lượng tập thể thành công, ở đây thương lượng tập thể cũng có các quy trình tổ chức riêng, các nguyên tắc riêng mà pháp luật quy định, các bên đều phải tuân theo mà không được phép làm trái. Sau khi xác lập thỏa thuận thành công thì thỏa ước này cũng phải được gửi tới và chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong khi đối với các hợp đồng bằng văn bản chỉ cần lập thành số bản tương ứng với số người giao kết và mỗi bên giữ một bản.
Thứ hai, thỏa ước lao động tập thể có tính tập thể. Tính tập thể được thể hiện:
Thỏa ước lao động tập thể có giá trị đối với cả một cộng đồng, không chỉ với một người lao động với một người sử dụng lao động. Cũng vì vậy, trước khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết thì đã phải lấy ý kiến của người lao động, người được lấy ý kiến, đạt đủ trên số 50% tán thành. 50% đó là một tập thể, và những người không ủng hộ thỏa ước nhưng thỏa ước vẫn đủ 50% người tán thành thì cũng vẫn phải tuân theo thỏa ước. Vì vậy, thỏa ước lao động này là thỏa ước lao động tập thể.
Về chủ thể, một bên của thỏa ước bao giờ cũng là đại diện của tập thể lao động. Pháp luật nước ta thừa nhận tổ chức công đoàn là đại diện chính thức cho tập thể lao động trong tham gia thương lượng và ký kết thỏa ước với người sử dụng lao động.
Về nội dung, các thỏa thuận trong thỏa ước bao giờ cũng liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của tập thể lao động trong đơn vị.