Hoạt động thương mại là những hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về hành vi thương mại và đặc điểm của hành vi thương mại.
Mục lục bài viết
1. Hành vi thương mại là gì?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật thương mại 2005: “Hoạt động thương mại là những hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Theo cách hiểu truyền thống, hành vi thương mại là hành vi mua bán nhằm mục đích lợi nhuận; hành vi thương mại là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. Hành vi thương mại tạm dịch sang tiếng Anh là Commercial act.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, khái niệm về hành vi thương mại đã được mở rộng đến cả lĩnh vực sản xuất, phân phối, dịch vụ và các lĩnh vực khác, với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Hoạt động thương mại được biểu hiện trong đời sống thông qua việc các cá nhân, tổ chức thực hiện một hoặc tập hợp các hành vi thương mại.
Thương mại là hoạt động ra đời sớm trong lịch sử xã hội loài người, trên cơ sở sự phân công lao động xã hội, nó đã tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Sự ra đời và phát triển của thương mại gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Khi có sự phân công lao động lần thứ ba trong xã hội, thương nghiệp ra đời, xuất hiện tầng lớp chuyên mua bán các sản phẩm để kiếm lời – các thương nhân, lúc đó hành vi thương mại đã được hình thành.
Thương mại, Comerxium (tiếng Lating), Commerce (theo Tiếng Anh có nghĩa là buôn bán. Ở nước ta, theo cách hiểu phổ thông, thương mại là hoạt động trao đổi hay giao lưu hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở thuận mua vừa bán.
Thuật ngữ ‘hành vi thương mại’ được sử dụng khá phổ biến trong
Ở Việt Nam trước đây, trong Bộ luật thương mại của Việt Nam cộng hòa đã xác định một cách khái quát về hành vi thương mại, đó là những hành vi chế tạo, lưu chuyển, trung gian có mục đích kiếm lời trực tiếp hay gián tiếp (xem Điều 340 Bộ luật thương mại Việt Nam cộng hòa năm 1972).
Như vậy, khái niệm thương mại được hiểu ở nghĩa rộng hơn quan niệm thông thường về thương mại (là mua bán). Trong nội hàm của khái niệm hàm chứa nhiều loại hành vi khác ngoài mua bán đó là “chế tạo”, ‘trung gian’. Hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong đầu tư, sản xuất, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan. Một hành vi được coi là hành vi thương mại khi thỏa mãi các điều kiện sau: Hành vi do thương nhân thực hiện và hành vi được thực hiện trong khuôn khổ các hoạt động thương mại của thương nhân.
Ở nước ta trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thuật ngữ thương mại với nghĩa là một hoạt động ít khi được sử dụng. Chỉ đến thời kỳ chuyển sang kinh tế thị trường hàng hóa nhiều thành phần, thuật ngữ thương mại mới được sử dụng trở lại. Tuy nhiên, thuật ngữ này được hiểu ở nghĩa hẹp của nó, đó là mua bán. Theo các tác giả Đặng Đình Đào và Hoàng Đức Thân thì ‘ thực chất của thương mại là quá trình trao đổi hàng hóa qua mua bán trên thị trường” hoặc theo khoản 2 Điều 5
‘8. Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
9. Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
10. Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.’
Trong thời kỳ gần đây, khi Việt Nam kí Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và xúc tiến tham gia quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, khái niệm thương mại dần được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Khái niệm hành vi thương mại theo nghĩa rộng đã được pháp luật Việt Nam ghi nhận trong
2. Đặc điểm của hành vi thương mại:
Căn cứ vào định nghĩa trên, có thể nêu khái quát những đặc điểm riêng biệt của hành vi thương mại như sau:
2.1. Hành vi thương mại khác hành vi dân sự về thời điểm xuất hiện và tính ổn định:
Hành vi dân sự ra đời rất sớm trong lịch sử xã hội loài người, từ khi con người tạo ra những sản phẩm dư thừa và có nhu cầu trao đối lấy những sản phẩm khác loại của người khác với mục đích thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Hành vi thương mại xuất hiện muộn hơn, mãi đến khi sự phân công lao động trong xã hội đạt đến trình độ nhất định, trong xã hội xuất hiện tầng lớp chuyên mua đi bán lại các sản phẩm, hàng hóa với mục đích kiếm lời. Quan hệ dân sự mang tính ổn định và bền vững cao, ít chịu tác động của biến động bên ngoài.
Còn quan hệ thương mại chịu ảnh hưởng lớn của thực tế đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, cách thức xử sự của các chủ thể thương mại thường phải thay đổi cho phù hợp với những thay đổi của đời sống kinh tế xã hội.
2.2. Hành vi thương mại là hành vi nhằm mục tiêu sinh lợi:
Đây là những hành vi được diễn ra trên thị trường hợp pháp, tuân theo các quy luật của thị trường như quy
Ví dụ, một người mua nhà để ở, đó là hành vi dân sự; còn thương nhân mua nhà để kinh doanh, đó là hành vi thương mại.
2.3. Hành vi thương mại là hành vi mang tính chất nghề nghiệp:
Các hành vi này phải được chủ thể tiến hành thường xuyên, liên tục và lặp đi lặp lại. Cùng với đó, nó mang lại nguồn thu nhập chính cho chủ thể thực hiện hành vi. Trên thương trường, có một số hành vi nhằm mục đích sinh lời nhưng chúng không phải là hành vi thường xuyên của chủ thể, không mang lại nguồn thu nhập chính cho chủ thể thì không phải hành vi thương mại.
Chẳng hạn, nhân chuyến đi công tác, một viên chức mua số lượng hàng hóa nhất định nào đó ở nơi công tác về bán để kiếm lời.
2.4. Hành vi thương mại là hành vi chủ yếu do thương nhân thực hiện:
Hành vi thương mại chủ yếu do thương nhân thực hiện, nhưng cũng không phải là tất cả. Bởi vì, pháp luật còn quy định về hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh, tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP:
“Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”