Trên thực tế, có nhiều vụ việc khiếu nại trong quá trình xử lý đơn, thông qua phân tích và giải thích của người có thẩm quyền, người khiếu nại đã nhận thức được vấn đề nên đã tự nguyện rút đơn. Vậy nếu đã rút đơn khiếu nại rồi có được tiếp tục khiếu nại lại hay không?
Mục lục bài viết
1. Đã rút khiếu nại rồi có được tiếp tục khiếu nại lại không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Văn bản hợp nhất Luật khiếu nại năm 2021 có quy định về hoạt động rút khiếu nại. Cụ thể như sau:
– Người khiếu nại theo quy định của pháp luật hoàn toàn có quyền rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc rút khiếu nại cần phải được thực hiện theo hình thức phù hợp với quy định của pháp luật, quá trình rút khiếu nại cần phải được thực hiện bằng đơn, văn bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại. Đơn xin rút khiếu nại cần phải được gửi đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
– Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi nhận được đơn rút khiếu nại, cần phải tiến hành hoạt động đình chỉ quá trình giải quyết khiếu nại, sau đó thông báo bằng văn bản cho người giải quyết khiếu nại về việc đã đình chỉ hoạt động giải quyết khiếu nại đó.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Văn bản hợp nhất Luật khiếu nại năm 2021 có quy định về việc, nếu khiếu nại thuộc một trong những trường hợp sau đây thì sẽ không được thụ lý giải quyết. Cụ thể bao gồm:
– Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ của các cơ quan nhà nước, được sử dụng để chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của các chủ thể có thẩm quyền. Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của các cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới. Các quyết định hành chính có chứa các quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ liệt kê;
– Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của người khiếu nại;
– Người khiếu nại là các đối tượng không có năng lực hành vi dân sự, có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ, tuy nhiên không có người đại diện hợp pháp;
– Có người đại diện, tuy nhiên đó được xác định là người đại diện không hợp pháp thực hiện hoạt động khiếu nại;
– Đơn khiếu nại không có chữ ký, không có điểm chỉ của người khiếu nại;
– Thời hiệu khiếu nại đã hết, thời hạn giải quyết khiếu nại đã hết, tuy nhiên không có lý do chính đáng;
– Khiếu nại đã có quyết định giải quyết lần hai bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Có văn bản thông báo đình chỉ quá trình giải quyết khiếu nại, sau khoảng thời gian 30 ngày nhưng người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
– Việc khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án thụ lý giải quyết, hoặc việc khiếu nại đó đã được giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật, ngoại trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của tòa án.
Như vậy có thể nói, khi người khiếu nại rút khiếu nại thì cơ quan có thẩm quyền sẽ đình chỉ việc giải quyết khiếu nại. Khi có quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại, trong khoảng thời gian 30 ngày thì người đã rút khiếu nại hoàn toàn có quyền tiếp tục khiếu nại.
Tức là, nếu sau khi đã có quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại, trong khoảng thời gian 30 ngày nhưng người khiếu nại không tiếp tục giải quyết khiếu nại, thì từ ngày thứ 31 trở đi, gửi đơn khiếu nại sẽ không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý.
2. Thủ tục giải quyết khiếu nại được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, có quy định cụ thể về thủ tục giải quyết khiếu nại. Cụ thể như sau:
– Trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được khiếu nại đối với các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính, quyết định xử lý kỷ luật đối với các cán bộ công chức thuộc thẩm quyền giải quyết, mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 11 của Văn bản hợp nhất luật khiếu nại năm 2021, thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai sẽ cần phải tiến hành hoạt động thụ lý giải quyết. Trong trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về cùng một nội dung và cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại đó trước cơ quan có thẩm quyền, thì sẽ phải thụ lý khi trong đơn khiếu nại đó có đầy đủ chữ ký của những người chủ lại, đồng thời kèm theo văn bản cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại. Trong trường hợp không thụ lý giải quyết thì cần phải trả lời bằng văn bản, trong văn bản đó nêu rõ lý do chính đáng, thông báo cho người khiếu nại biết;
– Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần phải thông báo về việc thụ lý và không thụ lý. Thông báo về việc thụ lý và không thụ lý cần phải được lập thành văn bản, sau đó gửi thông báo đến người khiếu nại, các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân có thẩm quyền có liên quan, cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp. Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, thì văn bản thông báo việc thụ lý hoặc không thụ lý sẽ cần phải được gửi trực tiếp cho người khiếu nại. Trong trường hợp có nhiều người khiếu nại cùng khiếu nại về một nội dung, sau đó cử người đại diện hợp pháp để thực hiện hoạt động khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền, thì văn bản thông báo việc thụ lý và không thụ lý cần phải được gửi đến một trong số những người đại diện đó;
– Thông báo việc thụ lý giải quyết khiếu nại sẽ cần phải được thực hiện theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại. Ngược lại, thông báo về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại cũng sẽ được thực hiện theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại.
3. Trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại:
Căn cứ vào Điều 31 của Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, có quy định về trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Cụ thể như sau:
– Chậm nhất là trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trên thực tế, trong phạm vi trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, người giải quyết khiếu nại sẽ phải có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện hoặc cần phải có văn bản chỉ đạo gửi đến cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan để tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại trên thực tế. Văn bản chỉ đạo cần phải nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan và các tổ chức thi hành, cơ quan và các cá nhân cần phải thực hiện trên thực tế, trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện quyết định, nội dung và thời hạn cần phải thực hiện, báo cáo kết quả thực hiện đối với người giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật;
– Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ phải có nghĩa vụ tự mình thực hiện hoặc giao cho các tổ chức có liên quan để thi hành quyết định, hoặc cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi và kiểm tra quá trình thi hành quyết định giải quyết khiếu nại khi quyết định đó đã có hiệu lực pháp luật. Trường hợp phát hiện các cơ quan và các cá nhân không thực hiện đúng, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời quyết định giải quyết khiếu nại thì sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý kịp thời và nghiêm minh. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền thì cần phải kiến nghị đối với các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để xử lý kịp thời.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
–