Gần đây, Luật Dương Gia được nhận nhiều câu hỏi liên quan đến thời hiệu khởi kiện của hợp đồng bảo hiểm. Vậy theo quy định hiện nay thì đã bỏ quy định thời hiệu khởi kiện hợp đồng bảo hiểm phải không?
Mục lục bài viết
1. Đã bỏ quy định thời hiệu khởi kiện hợp đồng bảo hiểm?
Câu hỏi: Chú Phượng ở Bình Chánh đặt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn được luật sư giải đáp như sau: Tôi và một công ty bảo hiểm X có tranh chấp hợp đồng bảo hiểm liên quan đến sức khoẻ. Trước đây, khi tôi đóng bảo hiểm thì bạn tư vấn tư vấn cho tôi đó cả hợp đồng bảo hiểm y tế và tai nạn cá nhân, trong đó như thỏa thuận thì bảo hiểm có thể đảm bảo tiền bồi thường đối với trường hợp khi bảo hiểm gặp tai nạn hoặc mắc các bệnh tật được quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, cho đến nay khi tôi bị ốm thì công ty X xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất không đúng dẫn đến thanh toán cho tôi sai. Vậy tôi có thể khởi kiện được không? Vì hiện nay tôi có nghe đã bỏ quy định thời hiệu khởi kiện hợp đồng bảo hiểm?
Chào chú Phượng, cảm ơn chú đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, dựa trên các quy định mới nhất của pháp luật, chúng tôi xin giải đáp câu hỏi của chú như sau:
Theo quy định hiện nay, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 không còn quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm và thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm nhằm để đảm bảo thống nhất với các quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
Tại quy định ở Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu của việc khởi kiện về hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết; hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm và dễ áp dụng hơn trên thực tế.
Căn cứ theo Điều 15 và Điều 30
– Thời hiệu để người bị xâm phạm về quyền lợi khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm được xác định là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.
– Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm: Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp sau đây:
+ Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã tiến hành đóng đủ phí bảo hiểm;
+ Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có các thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm;
+ Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã tiến hành đóng đủ phí bảo hiểm.
Tuy nhiên Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đã thực hiện việc thống nhất với các quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 bằng việc không còn quy định riêng về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm và thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm. Thay vào đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 áp dụng các quy định chung tại Bộ luật Dân sự 2015 về thời hiệu khởi kiện và thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì không còn quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm và thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm
2. Các loại tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hiện nay:
Hiện nay, việc tranh chấp hợp đồng bảo hiểm thường phổ biến và thường chia thành ba loại chính như sau:
– Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản:
+ Có thể xác định đây là loại tranh chấp liên quan đến các hợp đồng bảo hiểm tài sản, trong đó bao gồm các khoản bồi thường về sự thiệt hại, mất mát hoặc hư hỏng của tài sản được bảo hiểm. Các loại tài sản trong đó bao gồm tài sản về cá nhân như ô tô, nhà cửa, đồ đạc, hoặc các loại tài sản doanh nghiệp như máy móc, hàng tồn kho, và nhiều loại tài sản khác.
+ Đối với trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, thì người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể sẽ có quan điểm khác nhau về mức độ thiệt hại và về giá trị bồi thường, dẫn đến các tranh chấp về việc thanh toán bồi thường và các điều khoản khác trong hợp đồng.
– Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người (sức khoẻ, tai nạn):
+ Tranh chấp liên quan đến các hợp đồng bảo hiểm liên quan đến sức khoẻ và tai nạn của người được bảo hiểm. Trong đó bao gồm các loại hợp đồng bảo hiểm y tế và tai nạn cá nhân, trong đó bảo hiểm có thể đảm bảo tiền bồi thường khi người được bảo hiểm gặp tai nạn hoặc mắc các bệnh tật được quy định trong hợp đồng.
+ Trong tranh chấp này thì người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có thể sẽ có quan điểm khác nhau về việc xác định những nguyên nhân và mức độ tổn thất, dẫn đến trường hợp tranh chấp về việc thanh toán bồi thường hoặc các quyền lợi khác liên quan đến hợp đồng.
– Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
+ Đối với tranh chấp này được xác định co liên quan đến các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, trong đó bảo hiểm bảo vệ người mua bảo hiểm khỏi các yêu cầu bồi thường pháp lý từ bên thứ ba trong trường hợp xảy ra các sự cố liên quan đến người mua bảo hiểm.
+ Trong đó bao gồm việc bồi thường cho các thiệt hại gây ra cho bên thứ ba, chẳng hạn như tai nạn giao thông hoặc sự cố trong lĩnh vực kinh doanh. Đối với tranh chấp trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể liên quan đến việc đánh giá trách nhiệm và mức độ bồi thường khi xảy ra tranh cãi về việc có xảy ra sự cố và mức độ liên quan của người mua bảo hiểm đối với sự kiện bảo hiểm.
3. Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, trường hợp khi có tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, thì tòa án nhân dân cấp huyện sẽ giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ ký giữa tổ chức bảo hiểm với cá nhân hoặc tổ chức không nhằm mục đích sinh lời.
Nếu trong trường hợp tranh chấp được xác định là liên quan đến các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ được ký giữa tổ chức bảo hiểm với cá nhân hoặc tổ chức có đăng ký kinh doanh và nhằm mục đích lợi nhuận thì tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Có thể thấy quy định như trên nhằm đảm bảo được tính công bằng và hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, bằng cách thực hiện ủy quyền cho các tòa án cấp huyện xử lý các trường hợp đơn giản và không liên quan đến mục đích lợi nhuận của tổ chức bảo hiểm. Trong khi đó, đối với các vụ việc phức tạp hơn, liên quan đến tổ chức có đăng ký kinh doanh và mục đích lợi nhuận được chuyển giao cho tòa án cấp tỉnh, nơi có đủ năng lực và kinh nghiệm để giải quyết những tranh chấp phức tạp hơn.
Xét về việc phân chia thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm như trên một phần nào giúp tối ưu hóa quá trình xét xử, giảm thiểu tình trạng quá tải cho các tòa án và đảm bảo người dân, tổ chức có được sự hỗ trợ và bảo vệ pháp luật chính đáng trong việc giải quyết tranh chấp bảo hiểm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.