Cướp rồi trả lại tài sản bị xử lý thế nào? Quy định của Bộ luật hình sự về tội cướp tài sản.
Cướp rồi trả lại tài sản bị xử lý thế nào? Quy định của Bộ luật hình sự về tội cướp tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư tư vấn trong trường hợp một người có hành vi cướp tài sản nhưng trong quá trình cướp thì từ bỏ ý định cướp và trả lại tài sản cho người bị cướp thì xử phạt như thế nào ạ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Điều 133 Bộ luật hình sự quy định về tội cướp tài sản như sau:
"Điều 133. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
…"
Như vậy chỉ cần có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản đã phạm tội cướp tài sản mà không phụ thuộc có cướp được tài sản hay không. Tội phạm hoàn thành ngay khi người phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được mà không cần có hậu quả mất tài sản xảy ra trong thực tế.
Trong Bộ luật hình sự có quy định về trường hợp của bạn tự ý mình nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội như sau:
"Điều 19. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này."
Tự ý nửa chứng chấm dứt việc phạm tội được hiểu là trong quá trình phạm tội, người phạm tội tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ xảy ra trong trường hợp phạm tội được thực hiện ở giai đoạn phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội. Nếu tội phạm đã hoàn thành thì không thể có việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568
Theo như bạn trình bày, trường hợp một người có hành vi cướp tài sản nhưng trong quá trình cướp thì từ bỏ ý định cướp và trả lại tài sản cho người bị cướp. Việc người cướp trả lại tài sản cho người bị cướp chứng tỏ người đó đã có (và đã thực hiện xong) hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được và đã lấy được tài sản từ người bị cướp. Do vậy trường hợp này người có hành vi cướp tài sản đã phạm tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên hành động trả lại tài sản đã cướp của người có hành vi cướp tài sản sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ theo điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự:
"Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả."