Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn? Ý nghĩa của quy định pháp luật về cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn? Nội dung của quy định về cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn?
Nguồn thu thuế từ các doanh nghiêp và cá nhân là nguồn thu chủ yếu đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển ổn định và bền vững cho ngân sách nhà nước, khi có một ngân sách nhà nước ổn định nhà nước có thể sử dụng nguồn ngân sách này vào việc phát triển và hiện hóa cở hạ tầng và nâng cao mức sống cho người dân hướng đất nước đến với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
Vì lý do đó khi các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế có tình không nộp thuế hay trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế sẽ gây ảnh hưởng, gây tổn hại đến lợi ích nhà nước nói riêng và của toàn xã hội nói chung; cho nên cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn sẽ tạo cơ sở vững chắc cho cho sử ổn định của ngân sách quốc gia.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật Quản lý thuế 2019
– Nghị định 126/2020/NĐ – CP Quy định về một số điều của Luật Quản lý thuế 2019
Mục lục bài viết
1. Quy định về cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn:
Biện pháp cưỡng chế này đã được pháp luật thuế quy định chặt chẽ và rõ ràng tại Điều 132 Luật Quản lý thuế 2019. Cụ thể:
Điều 132. Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn
1. Khi thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn, cơ quan quản lý thuế phải công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan mình và trên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 24 giờ.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Ngoài ra, quy định về cưỡng chế bằng biện pháp ngưng sử dụng hóa đơn còn được quy định trong một số nghị định, thông tư như: Nghị định 126/2020/NĐ – CP Quy định về một số điều của Luật Quản lý thuế 2019,…
2. Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn:
Đây là biện pháp mang tính cưỡng chế được sử dụng bởi các cơ quan, người có thẩm quyền về lĩnh vực quản lý thuế, theo đó trong trường hợp người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế sẽ bị áp dụng ngưng sử dụng hóa đơn điều này nhằm hướng đến đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước để tiếp tục phát triển quốc gia.
3. Ý nghĩa của quy định về cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn:
Việc quy định rõ ràng và cụ thể quy định pháp luật về cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đem lại nhiều lợi ích to lớn trong việc đảm bảo an toàn cho các hoạt động liên quan đến thuế của nhà nước hướng tới sự thượng tôn, tôn trọng và thực thi pháp luật làm cho pháp luật được thực thi hiệu quả, chính trên thực tế.
Với các quy định về các biện pháp mang tính cưỡng chế trong việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế một mặt đây sẽ là những cơ sở, căn cứ pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp mang tình ép buộc phải thi hành đối với những đối tượng vi phạm nghĩa vụ nộp thuế; Mặt khác với các quy định trên giúp bảo đảm sự ổn định và phát triển trong các hoạt động thu thuế của nhà nước tránh tình trạng hao hụt thuế để làm cơ sở vững chắc phát triển, hiện đại hóa đất nước nhằm đem đến những giá trị thiết thực đối với cuộc sống của người dân của quốc gia đó.
4. Nôi dung quy định về cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn:
4.1. Đối tượng áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ – CP Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn được áp dụng trong trường hợp người có nghĩa vụ nộp thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đó là những quy định hành chính về:
Thứ nhất, trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản; hoặc
Thứ hai, khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
Thứ ba, khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc theo đề nghị của cơ quan thuế.
Hóa đơn bị ngừng sử dụng bao gồm các loại hóa đơ như: hóa đơn tự in do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in; hóa đơn đặt in do các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc cơ quan thuế đặt in; hóa đơn điện tử do các tổ chức, cá nhân kinh doanh khởi tạo, lập theo quy định của pháp luật.
4.2. Căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 34 Nghị định 126/NĐ – CP để có thể ban hành các quy định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn các cơ quan, người có thẩm quyền trong các cơ quan thế phải dựa vào các căn cứ sau:
– Căn cứ vào thông tin về hóa đơn của người nộp thuế bị cưỡng chế tại cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế hoặc dữ liệu của cơ quan, tổ chức khác (nếu có).
– Căn cứ vào hông tin về tình hình sử dụng hóa đơn do người nộp thuế bị cưỡng chế và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác (nếu có) cung cấp theo yêu cầu của cơ quan thuế trong trường hợp cơ sở dữ liệu tại cơ quan thuế không đầy đủ.
4.3. Trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn:
Căn cứ vào khoản 4 Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ – CP thì trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn được thực hiện như sau:
– Theo quy định của nghị định nay thì cơ quan thuế sau khi ra quyết định áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp ngưng sử dụng hóa đơn thì ngay trong ngày hôm đó phải tiến hành đăng tải quyết định này và
– Trong thời gian thực hiện biện pháp cưỡng chế này, cơ quan thuế không tiếp nhận hồ sơ
– Ngay trong ngày ban hành quyết định chấm dứt thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế phải đăng tải trên trang thông tin điện tử ngành thuế hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ban hành quyết định.
Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn mà người nộp thuế có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn để có nguồn thanh toán tiền lương công nhân, thanh toán các khoản chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục thì cơ quan thuế tiếp tục cho người nộp thuế sử dụng hóa đơn theo từng lần phát sinh với điều kiện người nộp thuế phải nộp ngay ít nhất 18% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp cơ quan hải quan có văn bản đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn thì:
Cơ quan hải quan lập và gửi văn bản đề nghị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế. Văn bản đề nghị phải thể hiện đầy đủ những nội dung cần thiết mà pháp luật quy định.
Về thời gian thông báo thì theo quy định:
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn của cơ quan hải quan, thủ trưởng cơ quan thuế có thẩm quyền thực hiện cưỡng chế theo đúng trình tự, thủ tục và gửi văn bản thông báo cho cơ quan hải quan biết, phối hợp. Trường hợp cơ quan thuế không thực hiện được ngay biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn theo đề nghị của cơ quan hải quan thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan biết và nêu rõ lý do.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thu đủ số tiền thuế nợ, cơ quan hải quan phải có văn bản thông báo với cơ quan thuế để chấm dứt việc thực hiện biện pháp cưỡng chế này.
Trường hợp người nộp thuế bị cưỡng chế là chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn tỉnh/huyện này nhưng có trụ sở chính ở địa bàn tỉnh/huyện khác, cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc không có đủ điều kiện để thực hiện cưỡng chế hoặc không thực hiện được quyết định cưỡng chế thì cơ quan thuế quản lý chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc chuyển toàn bộ hồ sơ đến cơ quan thuế quản lý trụ sở chính để cơ quan thuế quản lý trụ sở chính thực hiện ban hành quyết định cưỡng chế.