Khi xác lập và tham gia quan hệ lao động thì người sử dụng lao động không được thực hiện việc cưỡng ép lao động trái ý muốn của người lao động. Vậy cưỡng bức lao động bị xử phạt hành chính như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hành vi nào được xác định là cưỡng bức lao động?
Cưỡng bức lao động là một trong những vấn đề đã được quy định trong
Như vậy có thể hiểu, hành vi cưỡng bức của người sử dụng lao động thể hiện ở việc bắt buộc người lao động thực hiện những công việc vượt quá những yêu cầu điều kiện cơ bản và các bên đã ký kết thỏa thuận với nhau trong
– Nếu nhận thấy người sử dụng lao động lợi dụng tình trạng khó khăn của người lao động về mặt kinh tế và người tinh thần để ép buộc người này thực hiện lao động;
– Xuất hiện dấu hiệu lừa gạt hoặc yêu cầu hạn chế đi lại của người lao động thậm chí là cô lập người này trong môi trường làm việc;
– Có hành động xâm phạm đến sức khỏe của người lao động thậm chí liên quan đến quấy rối tình dục;
– Sử dụng những lời nói dọa nạt hoặc đe dọa ảnh hưởng đến tinh thần của người lao động trong suốt quá trình làm việc;
– Ngoài ra, còn có hành động giữ giấy tờ tùy thân hoặc giữ tiền lương hoặc tìm mọi lý do gây khó dễ để chậm trả tiền lương hoặc trừ bớt số tiền này; bắt ép người lao động làm thêm giờ quá theo quy định;…
Như đã biết, hành vi cưỡng bức lao động là một trong những các hành vi bị nghiêm cấm đã được ghi nhận tại Điều 8 của Bộ luật Lao động 2019 nên người lao động nếu gặp phải tình trạng này hoàn toàn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và không bị coi là nghỉ trái pháp luật.
2. Cưỡng bức lao động bị xử phạt hành chính như thế nào?
Hành vi cưỡng bức lao động vô cùng đa dạng, tồn tại trong nhiều khía cạnh khác nhau trong quan hệ lao động, phải kể đến một số trường hợp được nêu dưới đây:
– Liên quan đến vi phạm về tuyển dụng quản lý lao động thì căn cứ tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người sử dụng lao động có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng khi thực hiện một trong các hành vi dưới đây:
+ Có hành vi lôi kéo dụ dỗ hoặc đưa các thông tin sai để hứa hẹn người lao động tin vào nội dung mình cung cấp;
+ Quảng cáo gian dối hoặc sử dụng những thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích để bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành để truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Liên quan đến vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động: tại Điểm a Khoản 4 Điều 11 của Nghị định này thì mức phạt tiền có thể áp dụng từ 50 triệu đến 75 triệu đồng khi người sử dụng lao động cưỡng bức lao động hoặc có hành động ngược đãi người lao động nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Cá nhân tham gia lao động với vị trí là người giúp việc gia đình thì nếu người sử dụng lao động vi phạm quy định về hành vi ngược đãi hoặc quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động thậm chí dùng cả vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức phạt tiền sẽ từ 50 đến 75 triệu đồng;
– Xét đến quan hệ lao động tại Việt Nam mà đối với những doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì nếu có vi phạm sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 180 triệu đồng.
Mức phạt tiền này sẽ áp dụng khi doanh nghiệp này có những hành vi như lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sau đó mục đích chính là xuất cảnh trái phép, bóc lột và cưỡng bức lao động nhưng khi phát hiện thì cơ quan điều tra xét thấy vẫn chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Đặc biệt đối với trường hợp đưa người lao động Việt Nam nên làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài được quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều 43 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền cũng tương ứng với sự vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với mức tiền từ 150 triệu đồng đến 180 triệu đồng. Mục đích chính của hành vi này đó là tổ chức xuất cảnh trái phép và bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức bị truy cứu hình sự.
– Nếu có hành vi vi phạm quy định về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài thì áp dụng mức phạt tiền từ 75 triệu đồng đến 90 triệu đồng nếu nhận thấy rằng hành vi này lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để hỗ trợ việc xuất cảnh trái phép hoặc bóc lột cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu hình sự;
– Xét đến trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài nhưng có hành vi vi phạm như lợi dụng hoạt động này để tổ chức xuất cảnh trái phép hoặc bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu hình sự; Mức phạt tiền đối với trường hợp có hành vi vi phạm đã nêu trên thì mức phạt tiền sẽ từ 150 đến 180 triệu.
Lưu ý rằng: mức phạt tiền nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân còn nếu người sử dụng lao động là công ty thì sẽ phải gấp đôi với mức nêu trên (Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
3. Cưỡng bức lao động có bị xử lý hình sự?
Liên quan đến khung hình phạt về tội cưỡng bức lao động thì có thể bị áp dụng mức hình phạt với 3 khung hình phạt được thể hiện Tại Điều 297 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Nếu người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể bị xử lý về Tội cưỡng bức lao động:
– Khung 01: Phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm với người có hành vi cưỡng bức lao động trong mộ số trường hợp nhất định đã được quy định trong điều khoản này;
Nếu cá nhân hoặ tổ chức trước đây đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này nhưng dù mắc tội nào thì cũng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
Có hành động tác đọng thân thể người lao động và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60%;
Mức độ nghiêm trọng hơn đó là gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% – 60%;
– Khung 02: sẽ được áp dụng với phạt tù từ 02 – 07 năm nếu phạm tội;
– Khung 03: Phạt tù từ 05 – 12 năm là khung phạt cao nhất đối với tội này nếu thuộc một trong các trường hợp: Dẫn đến hậu quả làm chết 02 người trở lên; Số lượng người bị gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe lên tới 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
Bên cạnh đó, cá nhân có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như: bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, hoặc đối với một sô ngành nghề nhất định sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc từ 01 – 05 năm tùy tính chất, mức độ hành vi vi phạm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.