Cùng một hành vi vi phạm có được xử lý kỷ luật nhiều lần không? Quy trình xử lý kỷ luật đối với công chức xã.
Cùng một hành vi vi phạm có bị xử lý kỷ luật nhiều lần không? Quy trình xử lý kỷ luật đối với công chức xã.
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ em vi phạm pháp luật gây rôi trật tự công cộng. Em là phó công an xã tự ý nghỉ việc 7 ngày, Ủy ban nhân dân xã thông báo lần thứ 2 em trở lại làm việc và em vi phạm có nhắn tin qua lại vơi một phụ nữ nên vợ em hiểu nhầm gây ra vụ gây rối. Đảng ủy. Ủy ban xét kỷ luật em với 3 lỗi nói trên vơi hinh thưc cảnh cáo. Nhưng giờ ủy ban huyện buộc thôi việc, em xin luật sư giúp em ủy ban nhân dân Huyện quyết định như vậy có đúng không. Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 7
Và trước đó, Ủy ban nhân dân đã xét kỷ luật bạn với hình thức cảnh cáo vì bạn có các hành vi vi phạm sau: một, ban tự ý nghỉ việc 7 ngày và Ủy ban nhân dân xã đã gửi thông báo lần thứ hai cho bạn quay trở lại làm việc; hai, bạn có nhắn tin qua lại với một phụ nữ, nên vợ bạn hiểu nhầm gây ra vụ gây rối. Nhưng hiện nay, Ủy ban nhân dân huyện buộc thôi việc bạn. Trong trường hợp này, cần xem xét:
– Một, theo khoản 2 Điều 2
– Bên cạnh đó, hình thức kỷ luật buộc thôi việc được quy định tại Điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP và Điều 39
+ Người đó bị phạt tù mà không được hưởng án treo;
+ Người bị kỷ luật có hành vi sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Người đó bị nghiện ma túy và có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
+ Có hành vi tự ý nghỉ việc từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;
+ Người đó có hành vi vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.
Như vậy, xét trong trường hợp của bạn thì bạn không thuộc trường hợp nào để cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc. Nếu như cơ quan có thẩm quyền lấy lý do là bạn có hành vi tự ý nghỉ việc từ 7 ngày làm việc trở lên trong khi mới phát thông báo 02 lần trong một tháng thì cũng không hợp lý. Còn lý do về việc vợ bạn có hành vi gây rối tại nơi bạn làm việc do cho rằng bạn có hành vi nhắn tin qua lại với người khác, thì bạn cần phải xem đó có được xác định hành vi của bạn có được xác định là hành vi vi phạm nghiêm trọng của pháp luật hay không để nhận định việc kỷ luật buộc thôi việc của cơ quan có thẩm quyền quyết định đối với bạn là có hợp lý hay không?
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về xử lý kỷ luật công chức xã: 1900.6568
– Ngoài ra, phải xét xem trình tự xử lý kỷ luật của Ủy ban nhân dân cấp huyện đã đúng theo quy định tại Điều 16 Nghị định 34/2011/NĐ-CP chưa. Cụ thể:
+ Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp để công chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật. Việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm được tiến hành như sau: Trường hợp cơ quan sử dụng công chức có đơn vị công tác cấu thành thì tổ chức cuộc họp kiểm điểm với thành phần dự họp là toàn thể công chức của đơn vị công tác cấu thành. Biên bản cuộc họp kiểm điểm ở đơn vị công tác cấu thành được gửi đến người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức. Cuộc họp kiểm điểm của cơ quan sử dụng công chức có hành vi vi phạm pháp luật được tổ chức với thành phần dự họp là đại diện lãnh đạo chính quyền, cấp ủy và công đoàn của cơ quan sử dụng công chức. Trường hợp cơ quan sử dụng công chức không có đơn vị công tác cấu thành thì tổ chức cuộc họp kiểm điểm với thành phần dự họp là toàn thể công chức của cơ quan sử dụng công chức.
+ Đối với người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu có hành vi vi phạm pháp luật thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp.
+ Công chức có hành vi vi phạm pháp luật phải làm bản tự kiểm điểm, trong đó có tự nhận hình thức kỷ luật. Trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luật không làm bản kiểm điểm hoặc vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng, đến lần thứ 03 sau khi đã gửi giấy triệu tập, nếu công chức vẫn vắng mặt thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành.
Nội dung các cuộc họp kiểm điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật phải được lập thành biên bản. Biên bản các cuộc họp kiểm điểm phải có kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan sử dụng công chức được gửi đến Chủ tịch Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc người có thẩm quyền xử lý kỷ luật trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này.
Do bạn không nói rõ quy trình xử lý kỷ luật đối với bạn như thế nào. Vì thế, bạn có thể tham khảo quy trình trên để xem xét việc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện ra Quyết định xử lý kỷ luật đối với bạn đúng hay không?