Trong quan hệ của các quốc gia còn được thể hiện thông qua các công văn, văn kiện ngoại giao mà các quốc gia trao đổi qua lại cho nhau.
Công văn ngoại giao: bao gồm như các công văn về lễ tân, hành chính : Công hàm, thư trao đổi, điện các loại thiếp…
Văn kiện ngoại giao còn là văn bản chính thức của quốc gia , trình bày chính thức quan điểm, lập trường thái độ của quốc gia đó về các vấn đề, sự kiện quốc tế , chính sách đối nội đối ngoại, các vấn đề lớn của quốc gia. Gồm có 3 loại:
Thứ nhất, loại do một bên đưa ra (văn kiện ngoại giao đơn phương) (diễn văn, tuyên bố, sách trắng); thứ hai, có loại song phương, đa phương không kí (tuyên bố của hội nghị, chương trình hành động, thông cáo, thông cáo báo chí, nghị quyết); thứ ba, có loại có kí kết (tuyên bố chung, các điều ước quốc tế như hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, nghị định thư, công hàm trao đổi). Giống như công văn ngoại giao, văn kiện ngoại giao có quy định chặt chẽ về hình thức, cấu trúc… theo thông lệ quốc tế.
Công văn, văn kiện ngoại giao lại là văn bản chính thức của quốc gia để trao đổi, trình bày về một vấn đề nào đó mà quốc gia quan tâm với các quốc gia khác. Việc trao đổi công văn , văn kiện ngoại giao giữa các quốc gia với nhau, hoặc giữa các tổ chức quốc tế nhằm mục đích thiết lập quan hệ, thăm hỏi, chúc mừng, trao đổi thông tin.
Như vậy trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa như hiện nay, các quốc gia ngày càng muốn thiết lập quan hệ hợp tác, thân thiện với nhau hơn là đối đầu căng thẳng. Và để duy trì quan hệ tốt, cung như để thể hiện quan điểm ý kiến của quốc gia về vấn đề gì đó thì quốc gia thường sử dụng các công văn , văn kiện ngoại giao. Đó là một hình thức trao đổi mang tính quốc gia, thể hiện sự trang trọng. Nó chỉ là văn bản chứa đựng quan điểm, lập trường đơn phương của quốc gia , về một vấn đề nào đó , đặc biệt là các công văn ngoại giao, vì thế nó không có giá trị ràng buộc gì giữa các quốc gia mà nó chỉ mang tính chất trao đổi là chủ yếu.
>>> Luật sư
Tuy nhiên , đối với văn kiện ngoại giao, nó có loại có kí kết như tuyên bố chung nếu được các quốc gia đồng ý, chấp nhận kí kết vào tuyên bố đó thì nó lại tạo ra giá trị ràng buộc giống như một điều ước quốc tế bình thường. Tuy nhiên số lượng này là không nhiều
Đối với công văn, văn kiện ngoại giao, nó là văn bản chính thức của quốc gia, vì thế nguồn luật điều chỉnh chủ yếu của nó là pháp luật của các quốc gia.