Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Bộ ngoại giao là gì? Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao Việt Nam?

Tư vấn pháp luật

Bộ ngoại giao là gì? Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao Việt Nam?

Bộ ngoại giao (Ministry of Foreign Affairs) là gì?
  • 18/03/202118/03/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    18/03/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Bộ ngoại giao (Ministry of Foreign Affairs) là gì? Bộ ngoại giao tiếng Anh là gì? Cơ cấu tổ chức của Bộ ngoại giao? Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ ngoại giao?

    Bộ ngoại giao đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định và tiến hành các chính sách đối ngoaị của nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Bài viết này sẽ tìm hiểu các quy định của pháp luật về vị trí, chứ năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ ngoại giao Việt Nam.

    Căn cứ pháp lý:

    – Nghị định số 26/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ ngoại giao;

    – Nghị định 29/2020/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định số 26/2017/NĐ-CP ngày 14/3/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.

    Khái niệm, chức năng và nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao Việt Nam

    • 1 1. Bộ ngoại giao là gì?
    • 2 2. Bộ ngoại giao tiếng Anh là gì?
    • 3 3. Cơ cấu tổ chức của Bộ ngoại giao?
    • 4 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ ngoại giao?

    1. Bộ ngoại giao là gì?

    Bộ Ngoại giao Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm: công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quản lý Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

    2. Bộ ngoại giao tiếng Anh là gì?

    Bộ ngoại giao tiếng Anh là ” Ministry of Foreign Affairs”.

    3. Cơ cấu tổ chức của Bộ ngoại giao?

    Căn cứ tại Điều 3 Nghị định số 26/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ ngoại giao và Nghị định 29/2020/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định số 26/2017/NĐ-CP ngày 14/3/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao, cơ cấu tổ chức của Bộ ngoại giao gồm:

    1. Vụ ASEAN.

    2. Vụ Châu Âu.

    3. Vụ Châu Mỹ.

    Xem thêm: Vai trò của lễ tân ngoại giao

    4. Vụ Đông Bắc Á.

    5. Vụ Đông Nam Á – Nam Á – Nam Thái Bình Dương.

    6. Vụ Trung Đông – Châu Phi.

    7. Vụ Chính sách đối ngoại.

    8. Vụ các Tổ chức quốc tế.

    9. Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế.

    10. Vụ Hợp tác kinh tế đa phương.

    11. Vụ Tổng hợp kinh tế.

    Xem thêm: Công văn, văn kiện ngoại giao

    12. Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO.

    13. Vụ Thông tin Báo chí.

    14. Vụ Thi đua – Khen thưởng và Truyền thống ngoại giao.

    15. Vụ Tổ chức cán bộ.

    16. Văn phòng Bộ.

    17. Thanh tra Bộ.

    18. Cục Cơ yếu.

    19. Cục Ngoại vụ.

    Xem thêm: Phép lịch sự xã giao trong lễ tân ngoại giao

    20. Cục Lãnh sự.

    21. Cục Lễ tân Nhà nước.

    22. Cục Quản trị Tài vụ.

    23. Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.

    24. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.

    25. Ủy ban Biên giới quốc gia.

    26. Học viện Ngoại giao.

    27. Báo Thế giới và Việt Nam.

    Xem thêm: Miễn trừ ngoại giao là gì? Quy định về quyền miễn trừ và ưu đãi ngoại giao?

    28. Trung tâm Biên Phiên dịch quốc gia.

    29. Trung tâm Thông tin.

    30. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

    4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ ngoại giao?

    Căn cứ tại Điều 2 Nghị định số 26/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ ngoại giao, cơ cấu tổ chức của Bộ ngoại giao gồm:

    – Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của Chính phủ và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    – Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hằng năm và các dự án, công trình quan trọng, chương trình mục tiêu quốc gia về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.

    – Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao hoặc theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    – Ban hành thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.

    Xem thêm: Hộ chiếu ngoại giao là gì? Quy định của pháp luật về hộ chiếu ngoại giao?

    – Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.

    – Về quản lý nhà nước đối với hoạt động đối ngoại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương:

    + Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động đối ngoại nhà nước; tổng hợp kế hoạch hoạt động đối ngoại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương; hướng dẫn tổ chức thực hiện và yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện các hoạt động đối ngoại;

    + Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn nghiệp vụ đối ngoại cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương;

    + Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương thực hiện các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại.

    – Quản lý các hoạt động hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.

    – Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

    – Về công tác nghiên cứu và tham mưu dự báo chiến lược:

    Xem thêm: Cơ quan đại diện ngoại giao là gì? Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện ngoại giao là gì?

    + Thông tin và tham mưu kịp thời cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề liên quan đến tình hình thế giới và quan hệ quốc tế của Việt Nam;

    + Chủ trì nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất các vấn đề có tính dự báo, chiến lược liên quan đến tình hình thế giới, quan hệ quốc tế, luật pháp quốc tế, quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.

    – Về đại diện trong hoạt động đối ngoại nhà nước:

    + Đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; tiến hành các hoạt động đối ngoại của Nhà nước theo quy định của pháp luật;

    + Trình Chính phủ việc thiết lập, thay đổi mức độ hoặc đình chỉ quan hệ ngoại giao, lãnh sự với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

    + Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền, đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và đại diện của Chủ tịch nước tại các tổ chức quốc tế;

    + Bổ nhiệm, triệu hồi đại diện thường trực của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này; người đứng đầu cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài.

    – Về công tác lễ tân nhà nước:

    Xem thêm: Trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài

    + Thực hiện quản lý nhà nước về nghi lễ đối ngoại và quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, quản lý việc thực hiện quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao đối với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế;

    + Triển khai việc chấp thuận đại diện ngoại giao của các nước, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài;

    + Chuẩn bị và phục vụ các đoàn cấp cao nhà nước đi thăm các nước hoặc dự hội nghị quốc tế; tổ chức đón tiếp các đoàn cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế thăm Việt Nam theo quy định của pháp luật.

    – Về công tác ngoại giao kinh tế:

    + Xây dựng quan hệ chính trị và khung pháp lý song phương, đa phương phù hợp nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;

    + Nghiên cứu, dự báo và thông tin về các vấn đề kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế; phối hợp tham mưu, xây dựng chủ trương, chính sách phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế; xử lý các vấn đề nảy sinh liên quan đến kinh tế đối ngoại theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ trì, phối hợp vận động chính trị, ngoại giao hỗ trợ các hoạt động kinh tế đối ngoại;

    + Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương xây dựng và triển khai các chủ trương, chính sách, chương trình, hoạt động ngoại giao kinh tế;

    + Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam tại các tổ chức, cơ chế và diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    Xem thêm: Túi ngoại giao là gì? Quy định về gửi và nhận túi ngoại giao, túi lãnh sự?

    – Về công tác ngoại giao văn hóa:

    + Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách về công tác ngoại giao văn hóa; tham mưu xử lý các vấn đề nảy sinh liên quan đến ngoại giao văn hóa theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

    + Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan quản lý và triển khai công tác ngoại giao văn hóa;

    + Thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch và Ban Thư ký của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; làm thường trực Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.

    – Về công tác thông tin đối ngoại:

    + Chủ trì triển khai hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài;

    + Chủ trì theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài phục vụ công tác thông tin đối ngoại;

    + Phát ngôn quan điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về các vấn đề quốc tế, đối ngoại; tổ chức họp báo quốc tế trong phạm vi thẩm quyền của Bộ Ngoại giao và theo quy định của pháp luật;

    Xem thêm: Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gì trong hợp tác quốc tế về phòng chống thiên tai?

    + Quản lý và cấp phép cho hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài tại Việt Nam và của báo chí nước ngoài đi theo các đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam trong phạm vi thẩm quyền của Bộ Ngoại giao và theo quy định của pháp luật;

    + Quản lý trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phục vụ công tác thông tin đối ngoại.

    – Về công tác lãnh sự:

    + Bảo hộ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế;

    + Thực hiện công tác hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, ủy thác tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài thuộc đối tượng do Bộ Ngoại giao quản lý theo quy định của pháp luật;

    + Quản lý, chỉ đạo công tác lãnh sự của các cơ quan ngoại vụ của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của pháp luật;

    + Thực hiện công tác lãnh sự khác theo quy định của pháp luật, phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

    – Về công tác đối với hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài:

    Xem thêm: Hàm ngoại giao là gì? Hàm, cấp ngoại giao và chức vụ ngoại giao của Việt Nam?

    + Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng chủ trương, chính sách về vấn đề di cư quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế;

    + Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc hướng dẫn, kiểm tra công tác liên quan đến hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài.

    – Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài:

    + Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, tổng hợp tình hình, đề xuất và thực hiện chủ trương, chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài;

    + Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài;

    + Tổ chức, hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài trong các mối liên hệ với trong nước và ngược lại, đóng góp vào sự phát triển đất nước;

    + Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, hòa nhập vào đời sống xã hội nước sở tại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

    – Về biên giới, lãnh thổ quốc gia:

    Xem thêm: Cán bộ ngoại giao là gì? Quy định về nhân viên, cán bộ, viên chức Ngoại giao?

    + Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương thực hiện nghiên cứu, tổng hợp, kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý biên giới, lãnh thổ quốc gia, vùng trời, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của Việt Nam; giải quyết tranh chấp, đấu tranh bảo vệ biên giới, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên đất liền, vùng trời, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa; đề xuất chủ trương, chính sách và các biện pháp quản lý thích hợp;

    + Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan tham mưu về việc xác định biên giới quốc gia, các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam; xác định phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên đất liền, vùng trời, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa;

    + Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, địa phương có liên quan xây dựng phương án hoạch định biên giới quốc gia; xác định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam với các nước láng giềng liên quan;

    + Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan, địa phương có liên quan triển khai thực hiện các văn kiện pháp lý quốc tế về biên giới; phân giới và cắm mốc quốc giới trên cơ sở các điều ước quốc tế về hoạch định biên giới quốc gia được ký kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng; chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan, địa phương có liên quan báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác quản lý, bảo vệ biên giới;

    + Trình Thủ tướng Chính phủ xử lý hoặc hướng dẫn xử lý theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh trong hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, địa phương có liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên đất liền, vùng trời, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

    – Về quản lý cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài:

    + Nam ở nước ngoài; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và thành viên của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

    + Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức, biên chế của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;

    Xem thêm: Thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao

    + Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ, cử, triệu hồi các thành viên của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

    + Hướng dẫn, tổ chức quản lý, sử dụng tài sản, cơ sở vật chất, kỹ thuật và kinh phí của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

    – Về quản lý hoạt động đối ngoại đối với đại diện của các cơ quan, tổ chức của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là các cơ quan, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài), các đoàn Việt Nam được cử đi công tác nước ngoài:

    + Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách của Nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài, các đoàn Việt Nam được cử đi công tác ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

    + Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận và luật pháp quốc tế.

    – Quản lý hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài và các cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế liên chính phủ đặt tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

    – Quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy đăng ký của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

    – Về công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế:

    Xem thêm: Hỏi về trình tự thủ tục chứng nhận lãnh sự tại Bộ Ngoại giao

    + Thực hiện quản lý nhà nước về công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế;

    + Kiểm tra đề xuất ký, gia nhập điều ước quốc tế của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan trước khi trình Chính phủ;

    + Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất về việc đàm phán điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia;

    + Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan đánh giá tính tương thích của các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

    + Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    – Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và triển khai các chủ trương, chính sách của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương về phát triển luật pháp quốc tế.

    – Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.

    – Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao; tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.

    Xem thêm: Hỏi về hành vi vi phạm xảy ra trên lãnh thổ nước ngoài

    – Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị được giao và ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.

    – Quyết định và chỉ đạo thực hiện các chương trình cải cách hành chính của Bộ Ngoại giao theo mục tiêu và các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    – Thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.

    – Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.

    Xem thêm: Công hàm là gì? Mẫu công hàm ngoại giao và thể thức trình bày công hàm?

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.244 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Ngoại giao

    Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Công hàm là gì? Mẫu công hàm ngoại giao và thể thức trình bày công hàm?

    Công hàm là gì? Mẫu công hàm ngoại giao mới nhất năm 2022? Quy định về cách thức, thể thức trình bày công hàm ngoại giao?

    Công văn số 453/LĐTBXH-LĐTL về việc tham gia ý kiến đề án chế độ tiền lương đối với ngành ngoại giao do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 453/LĐTBXH-LĐTL về việc tham gia ý kiến đề án chế độ tiền lương đối với ngành ngoại giao do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

    Công văn số 237/VPCP-QHQT về việc đàm phán, ký kết Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao với Thụy Sỹ do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 237/VPCP-QHQT về việc đàm phán, ký kết Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao với Thụy Sỹ do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Công văn 4149/BNG-VHĐN-UNESCO về Nghị quyết tham gia kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long do Bộ Ngoại giao ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 4149/BNG-VHĐN-UNESCO về Nghị quyết tham gia kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long do Bộ Ngoại giao ban hành

    Công văn 614/TTg-QHQT về đàm phán, ký Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ với Phần Lan do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 614/TTg-QHQT về đàm phán, ký Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ với Phần Lan do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Công văn 5712/VPCP-QHQT về đàm phán, ký kết Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ với Buốc-ki-na Pha-xô do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 5712/VPCP-QHQT về đàm phán, ký kết Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ với Buốc-ki-na Pha-xô do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Công văn 3066/TCT-CS khoản chi phí ngoại giao, đối ngoại không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế do Tổng cục Thuế ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 3066/TCT-CS khoản chi phí ngoại giao, đối ngoại không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế do Tổng cục Thuế ban hành

    Công văn 1076/TTg-KTN về miễn tiền thuê đất khu nhà dành cho Đoàn Ngoại giao do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 1076/TTg-KTN về miễn tiền thuê đất khu nhà dành cho Đoàn Ngoại giao do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Công văn 6576/TCHQ-TXNK áp dụng chính sách ưu đãi miễn trừ ngoại giao đối với Tổng Lãnh sự quán Ô-xtơ-rây-li-a tại Thành phố Hồ Chí Minh do Tổng cục Hải quan ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 6576/TCHQ-TXNK áp dụng chính sách ưu đãi miễn trừ ngoại giao đối với Tổng Lãnh sự quán Ô-xtơ-rây-li-a tại Thành phố Hồ Chí Minh do Tổng cục Hải quan ban hành

    Công văn 199/TTg-KTN về đơn giá thuê đất đối với Đoàn Ngoại giao tại Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 199/TTg-KTN về đơn giá thuê đất đối với Đoàn Ngoại giao tại Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Nguyên thủ quốc gia là gì? Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của nguyên thủ quốc gia?

    Nguyên thủ quốc gia là gì? Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của nguyên thủ quốc gia? Nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam? Nguyên thủ quốc gia trên thế giới?

    Di chúc có bắt buộc phải công chứng/chứng thực mới có hiệu lực không?

    Di chúc có bắt buộc phải công chứng/chứng thực mới có hiệu lực không? Di chúc viết tay có hiệu lực không? Di chúc không có người làm chứng có hiệu lực không?

    Cách tính ngày nghỉ phép năm? Nghỉ phép năm có tính thứ 7, chủ nhật?

    Quy định của pháp luật về ngày nghỉ phép năm? Thời gian được tính hưởng phép năm? Quy định lịch nghỉ phép năm? Quyền lợi của người lao động khi hưởng nghỉ phép năm? Ngày nghỉ phép năm có tính thứ 7, chủ nhật không?

    Cách tính và chi trả tiền lương nghỉ phép năm mới nhất năm 2022

    Đối tượng nào được hưởng tiền nghỉ phép năm? Cách tính và chi trả tiền lương nghỉ phép năm. Chế độ nghỉ phép năm, mức hưởng chế độ nghỉ phép năm. Cách tính mức hưởng và chi trả tiền lương nghỉ phép năm mới nhất năm 2022?

    Mẫu biên bản họp gia đình mới nhất năm 2022? Giá trị pháp lý?

    Mẫu biên bản họp gia đình là gì? Mẫu biên bản họp gia đình mới nhất năm 2022? Hướng dẫn soạn mẫu biên bản họp gia đình? Giá trị pháp lý của biên bản họp gia đình?

    Điều kiện diện tích tách thửa tối thiểu tại thành phố Hồ Chí Minh 2022

    Quy định về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất. Tư vấn thủ tục tách sổ tại: Quận 9, quận 7, quận 11, tách thửa tại Củ Chi, Hóc Môn,...

    Đại diện là gì? Khái niệm và phân loại đại diện theo Bộ luật dân sự?

    Đại diện là gì? Phân loại đại diện theo Bộ luật dân sự? Thời hạn đại diện? Phạm vi đại diện? Các trường hợp không có thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền đại diện?

    Giấy tờ có giá là gì? Một số nhầm lẫn hay gặp về giấy tờ có giá?

    Giấy tờ có giá là gì? Một số nhầm lẫn hay gặp về giấy tờ có giá? Phân biệt chiết khấu giấy tờ có giá và mua bán giấy tờ có giá? Vé số có phải là giấy tờ có giá không?

    Mẫu biên bản nhân viên không hoàn thành công việc được giao

    Mẫu biên bản nhân viên không hoàn thành công việc được giao là gì? Mẫu biên bản nhân viên không hoàn thành công việc được giao và hướng dẫn soạn thảo? Một số quy định về xử lý kỷ luật lao động?

    Mẫu giấy ủy quyền nhận lương hưu, lĩnh thay tiền trợ cấp xã hội

    Giấy ủy quyền nhận tiền lương hưu, tiền trợ cấp xã hội là gì? Mẫu giấy ủy quyền nhận hộ tiền lương hưu? Mẫu giấy ủy quyền lĩnh thay tiền trợ cấp xã hội mới nhất?

    Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH 1 lần (Mẫu 15-HSB)

    Đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH 1 lần là gì? Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần? Hướng dẫn đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH 1 lần chi tiết nhất?

    Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai (09/ĐK) mới nhất năm 2022

    Đơn đăng ký biến động đất đai là gì? Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai, sửa đổi thay thế dữ liệu trong sổ đỏ? Hướng dẫn viết đơn đăng ký biến động đất đai? Thủ tục đăng ký biến động đất đai?

    Mẫu biên bản nghiệm thu hàng hóa và hướng dẫn soạn thảo

    Mẫu biên bản nghiệm thu hàng hóa là gì? Mẫu biên bản nghiệm thu hàng hóa mới nhất? Những lưu ý khi lập biên bản nghiệm thu hàng hóa, dịch vụ? Quy định của pháp luật liên quan đến chất lượng sản phẩm?

    Quyền là gì? Quy định về quyền công dân và quyền con người?

    Quyền là gì? Quy định của pháp luật về quyền? Các quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp? Quy định của pháp luật quyền con người? Nguyên tắc chung về quyền con người, quyền công dân?

    Mẫu cam kết bảo mật thông tin, thỏa thuận không tiết lộ thông tin

    Mẫu cam kết bảo mật thông tin, mẫu thoả thuận không tiết lộ thông tin mới nhất. Tư vấn phương thức bảo mật thông tin đối với bên thứ ba.

    Mục đích và điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

    Giao dịch dân sự là gì? Mục đích và điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Phân loại giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2015?

    Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự 2015

    Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự 2015. Những thay đổi của Bộ luật dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự?

    Bắn tốc độ là gì? Cách hoạt động của các loại máy bắn tốc độ?

    Bắn tốc độ là gì? Các loại máy bắn tốc độ? Cách hoạt động của các loại máy bắn tốc độ? Khi bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ cần phải làm gì? Mức xử phạt khi vượt quá tốc độ quy định?

    Nghị luận tại sao phải bảo vệ môi trường sống của chúng ta?

    Nghị luận là gì? Nghị luận tại sao phải bảo vệ môi trường sống của chúng ta? Mẫu bài văn nghị luận về lý do tại sao phải bảo vệ môi trường sống hay nhất?

    Giao dịch dân sự vô hiệu là gì? Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu?

    Giao dịch dân sự vô hiệu là gì? Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu? Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu? Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá