Công ty nợ bảo hiểm xã hội người lao động phải làm thế nào? Điều kiện để hưởng thai sản khi vợ sinh con như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
– Xin luật sư tư vấn giùm 2 trường hợp sau:
1- Tôi đi làm 1 năm cho 1 công ty, hàng tháng công ty vẫn trừ tiền bảo hiểm của tôi. Nhưng sau khi tôi nghỉ thì mới biết công ty nợ tiền BHXH không có đóng cho tôi tháng nào. Tôi chuyển qua công ty khác làm được 3 năm và công ty này đều đóng đủ các khoản BHXH. Bây giờ vì khó khăn nên tôi đến rút BHXH mà cơ quan bảo tôi còn vướng BHXH công ty trước tôi làm 1 năm nên không rút được. Tôi nói tôi chấp nhận mất và không tính 1 năm đó, chỉ tính 3 năm gần nhất thôi. Nhưng cơ quan BH không chịu, vậy tôi có cách nào rút BHXH được không, nhờ luật sư tư vấn giùm.
2- Vợ tôi đang làm cho một công ty được 3 năm nay, tham gia đầy đủ BHXH. Vợ tôi đang mang thai được 4 tháng. Nếu trước khi sinh 2 tháng vợ tôi viết đơn xin nghỉ việc cho công ty và công ty duyệt thì vợ tôi có được hưởng đầy đủ BH thai sản không và thủ tục cách làm ra sao. Xin cám ơn?
Luật sư tư vấn:
Câu hỏi được biên tập và trả lời bởi phòng tư vấn pháp luật trực tuyến (lĩnh vực pháp luật đất đai) của công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc trên, Chuyên viên Lục Thị Trang đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Điều 17,21, 31, 101,102, 122 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
Điều 47 “Bộ luật lao động năm 2019”
Phần 3.3 Mục 4 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 04 năm 2017 của bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
2. Nội dung tư vấn:
+ Về việc bạn rút sổ bảo hiểm xã hội ở công ty mới nhưng công ty cũ còn nợ tiền bảo hiểm xã hội:
Theo quy định, khi người lao động nghỉ việc đúng pháp luật, chậm nhất là 30 ngày kể từ khi có quyết định thôi việc, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập thủ tục chốt sổ BHXH để trả cho người lao động (Điều 21 Luật BHXH và Điều 47 Luật Lao động)
Theo thông tin bạn trình bày thì công ty cũ của bạn đang nợ BHXH và chưa chốt sổ cho bạn, theo đó khi bạn nghỉ việc ở công ty mới, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc rút bảo hiểm xã hội một lần.
Theo quy định hiện hành của
Trường hợp công ty có dấu hiệu trốn đóng bảo hiểm xã hội thì công ty đã vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định: Người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 ngày trở lên thì sẽ phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và phải nộp số tiền lãi thời gian chậm đóng nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Tóm lại, trong cả 2 trường hợp trên, bạn cần làm đơn yêu cầu gửi lên ban giám đốc Công ty cũ yêu cầu họ đóng đủ số bảo hiểm xã hội còn nợ và chốt sổ cho bạn. Nếu đơn vị sử dụng lao động vẫn không chốt sổ, trả sổ BHXH cho người lao động thì người lao động có thể khiếu nại với Phòng Lao động Thương binh Xã hội quận, huyện (nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở) hoặc Thanh tra Sở Lao động TBXH để được can thiệp giúp đỡ. Sau khi được giải quyết và nhận lại sổ bảo hiểm của mình bạn xem xét điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội một lần để bạn nộp sổ cho cơ quan bảo hiểm xã hội làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thai sản: 1900.6568
+ Về chế độ bảo hiểm thai sản của vợ bạn:
Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản và các chế độ kèm theo sau:
– Về thời gian nghỉ: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng, sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Như vậy, trước khi sinh 2 tháng, vợ bạn có quyền nghỉ để hưởng chế độ thai sản và được nhận bảo hiểm thai sản bình thường.
– Về trợ cấp một lần khi sinh con: bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.
– Về
– Hồ sơ gồm:
+ Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
+ Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
+ Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
+ Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai.
– Thời gian nộp: 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.