Công ty không ký hợp đồng không đóng bảo hiểm cho người lao động. Hợp đồng lao động. Nghĩa vụ ký hợp đồng lao động của các bên trong quan hệ lao động.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm công nhân công ty điện tử ở Quế Võ Bắc ninh được hơn 3 tháng. Lúc đầu công ty phỏng vấn thử việc 1 tháng sau đó ký hợp đồng chính thức. Nhưng đến nay hơn 3 tháng mà công ty vẫn chưa cho tôi ký hợp đồng. Tôi đã hỏi nhiều lần nhưng công ty nói là mới thành lập chưa có giấy phép kinh doanh nên chưa ký hợp đồng để đóng bảo hiểm. Hiện công ty tôi gần 100 người chưa có ai được đóng bảo hiểm. Vậy tôi phải làm gì.?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã hoàn thành thời gian thử việc và đi làm được 3 tháng nhưng công ty không ký hợp đồng với bạn với lý do công ty chưa được cấp giấy phép kinh doanh. Do vậy, bạn chưa được đóng bảo hiểm xã hội. Về trường hợp của bạn, cần lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, về vấn đề thử việc trước khi giao kết hợp đồng lao động.
Thử việc là thỏa thuận giữa bên người sử dụng lao động và người lao động về việc làm thử trước khi đi đến quyết định giao kết hợp đồng lao động. “Bộ luật lao động 2019” tại điều 26 quy định về thử việc như sau: “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc”. Về thời gian thử việc, Điều 27 “Bộ luật lao động 2019” quy định:
“Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”
Về tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc, pháp luật quy định: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó” (Điều 28 “Bộ luật lao động 2019”)
Khi hết thời gian thử việc như trên, các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 29 “Bộ luật lao động 2019”. Theo đó:
“1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”
Như vậy, trong trường hợp này, bạn đã hoàn thành thời gian thử việc 1 tháng. Throng thời gian thử việc bạn được hưởng tiền lương theo thỏa thuận của hai bên nhưng ít nhất bằng 85 % mức lương công việc đó. Sau khi hết thời gian thử việc, nếu thử việc đạt yêu cầu, bên sử dụng lao động ở đây là phía công ty có nghĩa vụ giao kết hợp đồng với người lao động.
Thứ hai, về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động của các bên.
Theo quy định của “Bộ luật lao động 2019” tại điều 29: “Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.” Khoản 1 Điều 18 “Bộ luật lao động 2019” quy định: “Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động“. Về hình thức của hợp đồng lao động, “Bộ luật lao động 2019” quy định như sau:
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã hoàn thành thời gian thử việc và đã làm việc được 3 tháng mà công ty chưa ký hợp đồng lao động bằng văn bản với bạn là sai quy định của pháp luật. Điều 6, “Bộ luật lao động 2019” cũng quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, theo đó người sử dụng lao động phải “Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương”.
Như vậy, trong trường hợp này, công ty sử dụng lao động mà chưa ký kết hợp đồng lao động và không khai trình việc sử dụng lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương là vi phạm pháp luật về lao động, vi phạm quyền lợi của người lao động. Về trách nhiệm của công ty bạn trong trường hợp này được quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó khoản 1 Điều 5 của Nghị định 95/ 2013/ NĐ- CP quy định:
“1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Thứ ba, về vấn đề tham gia bảo hiểm xã hội.
Khoản 1 Điều 186 “Bộ luật lao động 2019” quy định về nghĩa vụ tham gia bảo hiểm như sau: “Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế”. Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: “Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động”. Như vậy, bạn là đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên trong trường hợp này, công ty không làm thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn và người lao động trong công ty là trái với quy định của pháp luật. Luật bảo hiểm xã hội 2014 tại Điều 17, quy định các hành vi bị cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội gồm:
“1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.
6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.”
Trong trường hợp này, công ty sẽ phải chịu xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ- CP như sau:
“2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập
Luật sư tư vấn công ty không đóng bảo hiểm xã hội:1900.6568
Như vậy từ những căn cứ trên có thể thấy, quyền lợi của bạn và người lao động làm việc trong công ty đang bị xâm phạm. Bạn có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách làm đơn khiếu nại trực tiếp lên phía người sử dụng lao động (công ty). Trong trường hợp công ty không giải quyết hoặc bạn không hài lòng với việc giải quyết khiếu nại của công ty, bạn có thể tiếp tục làm đơn khiến nại, tố cáo đến Thanh tra lao động hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được bảo vệ quyền lợi. Bạn cũng có thể liên hệ với tổ chức Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp bạn đang làm việc yêu cầu được giúp đỡ.
Trong trường hợp doanh nghiệp bạn làm chưa thành lập Công đoàn, bạn có thể liên hệ với công đoàn cấp trên cơ sở, bao gồm: công đoàn ngành địa phương, Công đoàn Tổng công ty, Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất…
Mục lục bài viết
- 1 1. Cơ quan không đóng bảo hiểm cho người lao động giải quyết thế nào ?
- 2 2. Đòi lại tiền bảo hiểm khi công ty không đóng bảo hiểm cho lao động
- 3 3. Công ty yêu cầu ký hợp đồng dưới 3 tháng để không đóng bảo hiểm
- 4 4. Công ty không đóng bảo hiểm xã hội và đơn phương chấm dứt hợp đồng
- 5 5. Chấm dứt hợp đồng lao động khi công ty không đóng bảo hiểm
1. Cơ quan không đóng bảo hiểm cho người lao động giải quyết thế nào ?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là cán bộ trong trường mầm non, được đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2001, hiện tại vẫn đang công tác trong trường. Nhưng nhà trường chỉ đóng bảo hiểm cho tôi đến ngày 7/8/2009 thì không đóng nữa. Mặc dù trong bảng lương hàng tháng vẫn trích của tôi đều đặn. Nói riêng mình tôi nói chung là gần 100 giáo viên trong trường bị tình trạng như tôi.chúng tôi có hỏi kế toán trưởng trong trường thì chị ta nói rằng vẫn nộp hàng tháng cho cơ quan bảo hiểm, hỏi đến giấy tờ và sổ phụ ngân hàng thì không đưa ra được vậy chúng tôi không biết nhờ vào đâu? Mong các luật sư tư vấn và giải đáp giúp chúng tôi, chúng tôi nên làm gì?
Luật sư tư vấn:
Luật bảo hiểm 2006 quy định
“Điều 18. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội;
b) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động làm việc;
c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;
d) Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội;
đ) Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;
e) Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41, Điều 51 và điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật này;
g) Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
i) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 102 và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.”
Thêm vào đó
“Điều 92. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.
2. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
3. Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.”
Như vậy, việc đóng bảo hiểm là trách nhiệm của người sử dụng lao động, trong khoảng thời gian đó không thực hiện đóng cho người lao động như vậy là trái với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này cần giải quyết như sau:
Thứ nhất: Tiến hành thương lượng thỏa thuận với bên sử dụng lao động
Thứ hai: Làm đơn yêu cầu gửi lên Phòng lao động thương binh xã hội cấp quận huyện để yêu cầu giải quyết quyền lợi.
2. Đòi lại tiền bảo hiểm khi công ty không đóng bảo hiểm cho lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Em có một vấn đề mong được giải đáp: Em có làm việc tại công ty TNHH bắt đầu ký hợp đồng lao động thời hạn 1 năm vào tháng 8 năm 2013, trong hợp đồng có ghi là đóng bảo hiểm theo quy định của nhà nước. Cho đến hết hơp đồng em nghỉ việc mới biết ban giám đốc không đóng bảo hiểm theo quy định vậy em xin hỏi có thể khiếu nại được không a? Em có cầm bản hợp đồng gốc ạ. Đòi bồi thường tiền bảo hiểm bằng thời gian đã làm việc không ạ?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Theo quy định của “Bộ luật lao động 2019”
“Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.”
Thứ hai: Theo quy định của “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc…”
Như vậy, bạn ký hợp đồng với công ty là hợp đồng có thời hạn 1 năm thì công ty có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho bạn. Nếu công ty không đóng bảo hiểm cho bạn mà vẫn trừ tỷ lệ đóng bảo hiểm từ tiền lương của bạn thì bạn có quyền yêu cầu bên công ty chi trả số tiền đó cho bạn. Nếu việc yêu cầu không thực hiện bạn có thể làm đơn gửi lên Phòng lao động thương binh xã hội hoặc gửi trực tiếp ra Tòa án nhân dân cấp quận (huyện) để yêu cầu giải quyết.
Ngoài ra theo quy định của Nghị định số 95/2013/NĐ – CP doanh nghiệp không thực hiện đóng bảo hiểm, đóng chậm còn bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
“Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:1900.6568 để được giải đáp.
3. Công ty yêu cầu ký hợp đồng dưới 3 tháng để không đóng bảo hiểm
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm việc từ 9/2013 – 4/2016 chưa hề ký bất kỳ hợp đồng lao động nào mà công ty chỉ thỏa thuận bằng miệng. Đến tháng 1/2016 công ty mới đóng bảo hiểm cho nhân viên và tôi được đóng, tôi có viết thủ tục xin đóng bảo hiểm, có ký tên nhưng tôi vẫn chưa ký bất kỳ hợp đồng nào cả. Tháng 4/2016 tôi viết đơn nghỉ việc, lúc này công ty trả lời lương của tôi là lương khoán theo sản phẩm nên được công ty hỗ trợ đóng bảo hiểm. Công ty có yêu cầu tôi ký hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng với mức lương thấp nhất vùng trong khi đó lương tháng 3/2016 của tôi vượt trên 20 triệu đồng/ tháng. Tôi không ký. Công ty này đã vi phạm luật lao động không?
Luật sư tư vấn:
“Bộ luật lao động 2019”có những quy định cụ thể về hợp đồng lao động và nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động như sau:
Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động
1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.
Theo các quy định trên và theo thông tin bạn cung cấp là bạn làm việc từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2016 mà công ty không ký hợp đồng bằng văn bản, do đó công ty đó đã vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động. Khi công ty vi phạm về việc giao kết hợp đồng như trên công ty sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm quy định giao kết hợp đồng như sau:
Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”
Còn về vấn đề bảo hiểm xã hội, bạn làm việc cho công ty từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2016 là 31 tháng nên theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 “Bộ luật lao động 2019” thì hợp đồng của bạn thuộc trường hợp:
“
Mặt khác theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;”
Theo đó công ty phải có trách nhiệm nộp bảo hiểm xã hội cho bạn theo quy định của
4. Công ty không đóng bảo hiểm xã hội và đơn phương chấm dứt hợp đồng
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi làm công ty may được 1 năm, hết hợp đồng, người ta ký hợp đồng 3 năm với tôi. Sau đó lại thay đổi và ký lại cho tôi tiếp một năm nữa vào ngày 1/4/2016. Từ đó đến nay là 2 tháng, công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho tôi. Đến tháng 6 này do tôi phải nằm viện phẫu thuật, tôi lên công ty hỏi thì nhân sự nói do bên dưới quản lý của tôi không báo là tôi còn làm tiếp nên người ta không biết và đã khóa sổ rồi, tôi hỏi quản lý thì người ta lại nói là do nhân sự. Đến ngày 20/6/2016, tôi nhập viện và được nghỉ đến ngày 3/7/2016, có giấy của bệnh viện. sau đó tôi lại nghỉ và có giấy bệnh của bác sĩ cho tôi nghỉ. Ngày mồng 6 tôi đi làm thì công ty không cho tôi làm nữa, bảo tôi ra về. Đến ngày 12/7/2016, công ty gọi điện nói tôi đã bị cắt hợp đồng. Tôi nhận lương thì thiếu tiền lương tháng 6. Giờ tôi không biết phải làm như thế nào? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về việc công ty không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho bạn:
Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; […]”
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã tham gia giao kết hợp đồng có thời hạn trên 3 tháng, thuộc trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm lập hồ sơ khai báo tham gia bảo hiểm xã hội, việc công ty không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho bạn là trái với quy định của pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử lý theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp […]”
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn bị buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng đối với bạn và số tiền lãi do chậm đóng.
Thứ hai, Về việc công ty chấm dứt hợp đồng và giữ tiền lương của bạn:
Theo quy định của “Bộ luật lao động 2019”, công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với bạn phải tuân thủ quy định tại Điều 38 “Bộ luật lao động 2019”. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn nghỉ ốm và công ty tự ý chấm dứt hợp đồng khi chưa hết hạn mà không có lý do chính đáng, không báo trước cho bạn thì trong trường hợp này, công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và phải thực hiện các nghĩa vụ theo Điều 42 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
– Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
– Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 42 “Bộ luật lao động 2019” người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của “Bộ luật lao động 2019”.
– Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của “Bộ luật lao động 2019”, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
– Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 42 “Bộ luật lao động 2019”, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
– Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
Theo quy định thì tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc. Người sử dụng lao động không đực phép giữ tiền lương của người lao động (trừ áp việc thực hiện khấu trừ tiền lương do người lao động làm hư hỏng, thiệt hại đến tài sản công ty), việc công ty giữ tiền lương tháng 6 của bạn là trái pháp luật. Công ty phải hoàn trả lại số tiền đã giữ của bạn cùng với tiền lãi (nếu có).
Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn có quyền làm đơn khiếu nại gửi tới Hòa giải viên lao động thuộc Phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện hoặc làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để giải quyết.
5. Chấm dứt hợp đồng lao động khi công ty không đóng bảo hiểm
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Quý luật sư. Tôi có ký hợp đồng lao động không thời hạn với một công ty xây dựng. Chức vụ: kế toán. Tôi có làm đơn xin nghỉ việc vì công ty không đóng bảo hiểm cho toàn bộ nhân viên và không thực hiện đúng theo những thỏa thuận trong hợp đồng và lý do sức khỏe cá nhân. Giám đốc công ty cũng đã duyệt đơn xin nghỉ việc của tôi và tôi cũng đã bàn giao công việc cho người được chỉ định. Nhưng bây giờ giám đốc công ty nói tôi chưa bàn giao xong công việc và vẫn yêu cầu tôi bàn giao. Ông ta còn làm đơn yêu cầu ủy ban nhân dân phường và công an phường nơi tôi cư trú can thiệp. Tôi muốn hỏi luật sư sau khi đã hoàn thành những thủ tục như vậy tôi không còn gì để bàn giao nhưng vẫn không được sự đồng thuận từ giám đốc công ty. Như vậy tôi có làm gì sai và có vi phạm pháp luật hay không?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, bạn là người lao động do đó khi chấm dứt hợp đồng lao động bạn phải có nghĩa vụ bàn giao lại công việc bạn chịu trách nhiệm cho công ty hoặc hoàn thành trước khi hợp đồng lao động chấm dứt nếu trong hợp đồng có điều khoản này, theo đó, khi hợp đồng chấm dứt, bạn phải có trách nhiệm bàn giao lại sổ sách, giấy tờ và các tài liệu liên quan cho công ty. Nếu không thực hiện việc bàn giao bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với công ty theo thỏa thuận hay theo quy định pháp luật. Tuy nhiên như bạn trình bày, bạn đã bàn giao đầy đủ công việc cho người được chỉ định, thì bạn có thể chấm dứt hợp đồng lao động với công ty nếu công ty nói bạn chưa bàn giao hết công việc thì bạn có quyền yêu cầu công ty đưa ra căn cứ chứng minh bạn chưa bàn giao hết công việc.
Theo quy định tại điểm a) Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014quy định đối tượng áp dụng bao gồm:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
…”
Như vậy, đối với người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên thì người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đối với hành vi không tham gia bảo hiểm xã hội của công ty bạn, công ty bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định.
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”
Để đảm bảo quyền lợi cho bạn và những người lao động khác thì bạn có quyền làm đơn tố cáo tới Sở lao động thương binh xã hội cấp tỉnh nơi công ty bạn có trụ sở để giải quyết.