Công ty không đóng bảo hiểm có được tự đóng bảo hiểm tự nguyện? Không đóng bảo hiểm xã hội, tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Công ty không đóng bảo hiểm có được tự đóng bảo hiểm tự nguyện? Không đóng bảo hiểm xã hội, tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi hiện đang làm việc tại công ty tài chính Prudential, vị trí: Sale. Tôi được biết công ty tôi đang làm không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên sale. Vậy tôi xin luật sư cho tôi vài giải pháp về đóng bảo hiểm xã hội? Có chương trình bảo hiểm xã hội tự mình đóng được không? Và nếu đóng tự nguyện được thì đến nơi nào làm hồ sơ? Thời gian đóng là bao lâu? Và nếu tôi tự đóng bảo hiểm Tôi sẽ được hưởng quyền lợi gì không ạ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Đối tượng và quyền lợi của người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?
– Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014 khoản 3 Điều 3 quy định về bảo hiêm xã hội tự nguyện như sau:
"…
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất."
Theo khoản 4 Điêu 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
"4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này."
Chiếu với quy định của pháp luật thì nếu bạn không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bạn có thể lựa chọn phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người lao động sẽ được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất khi đủ điều kiện được hưởng.
– Quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng khi tham gia được quy định tại:
+ Chương IV Luật bảo hiểm xã hội
+ Nghị định 134/2015/NĐ-CP Nghị định hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, theo đó, quyền lợi được hưởng khi tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo đó, các chế độ mà bạn sẽ được hưởng khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Một là: Chế độ lương hưu hàng tháng hoặc chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần
+ Được hưởng lương hưu khi: Tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu hàng tháng nếu đủ tuổi về hưu (nam 60 tuổi và nữa 55 tuổi) và đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, khi về hưu nếu đóng bảo hiểm cao hơn 20 năm còn hưởng trợ cấp 1 lần, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
+ Hưởng chế độ bảo hiểm một lần nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:
Đủ điều kiện tuổi về hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội
Ra nước ngoài để định cư
Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Mức hưởng: Mỗi năm đóng bảo hiểm trước năm 2014 thì được hưởng 1,5 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, còn từ năm 2014 thì mỗi năm được hưởng 2 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.
Hai là: Chế độ tử tuất
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu chết thì được hưởng trợ cấp mai táng nếu người đó đã đóng bảo hiểm tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu. Mức hưởng sẽ là 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người chết
Ngoài ra, thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong trường hợp này còn được hưởng trợ cấp 1 lần theo Điều 81 Luật bảo hiểm xã hội.
Vì pháp luật không quy định thời gian tối đa bạn phải đóng bảo hiểm xã hội nhưng khi muốn được hưởng các chế độ bảo hiểm nào thì bạn phải thỏa mãn điều kiện được hưởng tương ứng theo quy định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai: Cơ quan nộp hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo Điều 99 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
"b) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội. "
Như vậy, bạn cần điền vào tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Phòng bảo hiểm xã hội tại nơi bạn cư trú để được hướng dẫn tham gia.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì hiện nay những người tham gia hợp đồng sau mới phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
Nếu không tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội:
"Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này."
Như vậy, nếu