Theo quy định, nghỉ phép năm là quyền của người lao động. Nếu vậy công ty không cho lao động nghỉ phép năm bị phạt không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề trên.
Mục lục bài viết
1. Quy định về phép năm của Người lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 113
– Người lao động khi làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì sẽ được nghỉ hằng năm cụ thể thời gian nghỉ tính như sau:
+ Đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường: nghỉ 12 ngày làm việc;
+ Đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: nghỉ 14 ngày làm việc;
+ Đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: nghỉ 16 ngày làm việc.
– Trường hợp người lao động chưa làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động: số ngày nghỉ hằng năm sẽ được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
– Với trường hợp người lao động thôi việc hay mất việc làm mà chưa được nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Lưu ý:
– Khi nghỉ phép hằng năm thì người lao động vẫn sẽ được hưởng nguyên lương.
– Lịch nghỉ hằng năm sẽ do người lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết.
– Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Do đó, nếu doanh nghiệp đã bố trí lịch nghỉ hằng năm cho người lao động nếu không cho người lao động nghỉ theo lịch thì là hành vi vi phạm.
2. Công ty không cho lao động nghỉ phép năm bị phạt không?
Việc nghỉ phép năm là quyền của người lao động được quy định rất cụ thể trong
Do đó, khi đáp ứng đủ điều kiện được nghỉ phép năm, người lao động hoàn toàn có quyền được xin nghỉ. Nếu phía người sử dụng lao động không đồng ý cho nghỉ thì việc đó hoàn toàn là sai, đang xâm phạm đến quyền lợi của người lao động.
Với hành vi này, người sử dụng lao động sẽ phải chịu phạt vi phạm hành chính, cụ thể mức phạt như sau:
– Hành vi vi phạm quy định về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết: người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
(căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP).
– Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân, trường hợp nếu là công ty thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi là từ 20.000.000 đến 40.000.000 đồng (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP).
3. Người sử dụng lao động không cho nghỉ phép năm phải xử lý thế nào?
Như đã phân tích, hành vi công ty không cho nghỉ phép năm là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền lợi của người lao động. Nếu như gặp phải tình trạng như trên, người lao động có thể xử lý như sau:
Thứ nhất, khiếu nại lần đầu đến người sử dụng lao động:
– Trường hợp công ty có thành lập tổ chức công đoàn: người lao động làm đơn khiếu nại đến tổ chức công đoàn để giải quyết.
– Nếu công ty không có tổ chức công đoàn: người lao động có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Ban lãnh đạo công ty.
Thời gian thụ lý khiếu nại: 07 ngày làm việc.
Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày hoặc 45 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý.
Nếu quá thời hạn trên mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết của phía công ty, người lao động có thể khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Thứ hai, khiếu nại đến chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính:
Nếu như làm đơn ban lãnh đạo không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng, người lao động khi đó làm đơn gửi đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty bạn đặt trụ sở chính để được xem xét giải quyết.
Thời hiệu khiếu nại: 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu.
Thời hạn thụ lý: 07 ngày làm việc.
Thời hạn giải quyết: 45 ngày hoặc 60 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý.
Trường hợp không được giải quyết đúng hạn hoặc không đồng ý với việc giải quyết của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, người lao động có thể khởi kiện tới Tòa án.
Ngoài việc làm đơn khiếu nại đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, người lao động có thể làm đơn tố cáo vi phạm của công ty đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Người lao động chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu chứng minh vi phạm của công ty thì sẽ nộp kèm cùng đơn tố cáo đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Thời gian giải quyết là trong vòng 30 ngày, tính từ ngày thụ lý tố cáo.
4. Mẫu đơn khiếu nại hành vi công ty không cho nghỉ phép năm:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——***——
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi (1): ……
Họ và tên (2): ……….
Địa chỉ: ……….
Số CMND:……. Ngày cấp:… Nơi cấp:……
Số điện thoại:………
Bộ phận:…… Chức vụ:………
Nay tôi làm đơn này khiếu nại về (3):………
Nội dung khiếu nại (4):……
Lý do khiếu nại (5) (tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu có):………
Tôi đề nghị (6):
– Xem xét, xác minh lại hành vi/quyết định;
– Giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và chính sách đã đề ra, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về nội dung đã khiếu nại.
Mong quý cơ quan sớm xem xét và giải quyết.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
…….., ngày…. tháng …. năm…..
Người khiếu nại
(Ký, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn viết đơn khiếu nại
(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
– Nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người lao động khiếu nại lần đầu đến người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
– Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì người lao động khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
(2) Họ tên của người khiếu nại.
– Người lao động khiếu nại ghi rõ họ tên của mình khi khiếu nại vấn đề của chính mình.
– Nếu đại diện cho nhiều người lao động hoặc tập thể lao động thì ghi rõ họ tên của mình và nhóm người lao động mà mình đại diện.
(3) Khiếu nại về:
– Quyết định: Số quyết định, ngày/tháng/năm ban hành quyết định, nội dung quyết định và người ký ban hành.
– Hành vi: Ghi rõ họ tên, chức vụ của người thực hiện hành vi.
(4) Nội dung khiếu nại:
– Tóm tắt ngắn gọn, rõ ràng, trung thực vụ việc cần khiếu nại.
– Quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm trực tiếp: Ghi rõ quyết định hoặc hành vi đã xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp nào.
(5) Lý do khiếu nại: Nêu quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của doanh nghiệp (nếu có) về vấn đề khiếu nại. Liệt kê các tài liệu có giá trị chứng minh cho việc khiếu nại là có căn cứ.
(6) Ngoài các nội dung nêu trên, người khiếu nại có thể bổ sung các yêu cầu khác như khôi phục quyền và lợi ích, bồi thường, mức bồi thường,… nhưng phải xuất phát từ nội dung vụ việc.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật lao động năm 2019.
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
–