Công ty cổ phần có được chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội? Thủ tục chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội theo Luật doanh nghiệp.
Công ty cổ phần có được chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội? Thủ tục chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội theo Luật doanh nghiệp.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi muốn hỏi: Công ty của tôi là công ty cổ phần, giờ tôi muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội thì thủ tục thực hiện như thế nào? Xin chân thành cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo căn cứ tại Điều 10 Luật doanh nghiệp 2014 về Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội, quy định:
1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
2. Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Duy trì mục tiêu và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật;
b) Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
c) Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;
d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
đ) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
3. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp về Đăng ký doanh nghiệp xã hội, có quy định cụ thể như sau:
Doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Từ các quy định trên, việc đăng ký thành lập Doanh nghiệp xã hội cũng giống như thủ tục đăng ký thành lập một doanh nghiệp thông thường.
Do đó, doanh nghiệp xã hội được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, tức là chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn và đăng ký một trong các loại hình doanh nghiệp mà luật này quy định, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp này, Công ty của bạn đã là công ty cổ phần, nghĩa là trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội, thì phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật.
Theo căn cứ tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2014 về Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, quy định:
Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi về một trongnhững nội dung sau đây:
a) Thay đổi ngành, nghề kinh doanh;
b) Thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
c) Thay đổi những nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Theo đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo. Trường hợp từ chối bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, những thay đổi tương ứng phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn là 30 ngày, kể từ ngày được công khai theo căn cứ tại Điều 33 Luật Doanh nghiệp 2014 về Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quy định của pháp luật về doanh nghiệp xã hội
– Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội
– Hỏi về việc thành lập doanh nghiệp xã hội
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn thành lập doanh nghiệp trọn gói