Công đoàn là gì? Công đoàn được dịch sang tiếng Anh có nghĩa là gì? Công ty có nghĩa vụ thành lập công đoàn không? Một số quy định về thành lập Công đoàn?
Hiện nay để bảo vệ người lao động đang làm việc tại các cơ sở, đơn vị, doanh nghiệp trong nước, pháp luật nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định về những nội dung liên quan đến việc thành lập công đoàn. Đây chính là tổ chức được thành lập với mục đích bảo vệ người lao động, đại diện cho tiếng nói của người lao động. Vậy, Công ty có nghĩa vụ thành lập công đoàn? Thủ tục thành lập công đoàn? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
Căn cứ pháp lý
Mục lục bài viết
1. Công đoàn là gì?
Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (Theo Điều 1
Hiện nay, công đoàn có 02 cấp là Công đoàn cở sở và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
– Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
– Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một cấp trong hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở và liên kết công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2. Công đoàn được dịch sang tiếng Anh có nghĩa là gì?
Công đoàn được dịch sang tiếng Anh có nghĩa là: Union
Khái niệm về công đoàn được dịch sang tiếng anh như sau:
Trade union is a large socio-political organization of the working class and workers, established on a voluntary basis, a member of the political system of Vietnamese society, under the leadership of the Vietnamese people. of the Communist Party of Vietnam; representing officials, public servants, public employees, workers and other workers (hereinafter collectively referred to as employees), together with state agencies, economic organizations, and social organizations to take care of and protect the lawful and legitimate rights and interests of employees; participate in state management, socio-economic management, participate in inspection, examination and supervision of activities of state agencies, organizations, units and enterprises; propagandize and mobilize employees to study and improve their professional qualifications and skills, obey the law, build and defend the socialist Vietnamese Fatherland (According to Article 1 of the Trade Union Law 2012).
3. Công ty có nghĩa vụ thành lập công đoàn không?
Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Ngoài ra, công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Theo đó, pháp luật không bắt buộc doanh nghiệp phải thành lập công đoàn, Việc doanh nghiệp có thành lập công đoàn hay không hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của cả tập thể, không có bất kỳ sự ràng buộc pháp lý nào đối với việc một doanh nghiệp có thành lập công đoàn hay không. Song, doanh nghiệp trách nhiệm vận động người lao động thành lập và gia nhập công đoàn đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
4. Một số quy định về thành lập Công đoàn
Thứ nhất, kinh phí hoạt động của công đoàn là bao nhiêu?
Điều 37 Điều lệ công đoàn 2013 quy định về Tài chính Công đoàn như sau:
“1. Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tài chính của Công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
a. Đoàn phí Công đoàn do đoàn viên đóng hằng tháng bằng một phần trăm (1%) tiền lương.
…
d. Các nguồn thu khác: Thu từ các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề tài, đề án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
…”
Như vậy, kinh phí hoạt động của công đoàn do Đoàn viên công đoàn và người lao động đóng, ngoài ra có ngân sách Nhà nước hỗ trợ và từ các nguồn thu khác.
Thứ hai, quy trình thành lập Công đoàn cơ sở
Để có thành lập Công đoàn cơ sở doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Thành lập Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở hay còn gọi với tên ngắn gọn hơn là Ban vận động
– Tuy nhiên để có thể thành lập được Ban vận động thì doanh nghiệp bắt buộc phải có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn Việt Nam tại thời điểm đăng ký.
– Ban lãnh đạo do Người lao động tự tập hợp, thống nhất bầu ra Trưởng ban vận động.
Bước 2: Ban vận động thực hiện tuyên truyền, vận động, tiếp nhận đơn xin gia nhập công đoàn của người lao động.
Bước 3: Khi có đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở theo quy định thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở và đăng ký với công đoàn cấp trên theo phân cấp đối tượng tập hợp quy định, bao gồm:
– Liên đoàn lao động cấp huyện tập hợp người lao động theo địa giới hành chính cấp huyện, trừ đối tượng tập hợp của các công đoàn cấp trên đối với các đối tượng dưới đây;
– Công đoàn ngành địa phương tập hợp người lao động trong các đơn vị sử dụng lao động theo ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố;
– Công đoàn các khu công nghiệp tập hợp người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khi công nghệ cao;
– Công đoàn tổng công ty, tập đoàn kinh tế, tập hợp người lao động trong các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty, tập đoàn kinh tế;
– Công đoàn cấp trên trực tiếp khác tập hợp người lao động theo đơn vị sử dụng lao động có các cơ quan, đơn vị trực thuộc, như đại học quốc gia, đại học vùng, tổng cục, cơ quan, cơ quan ngang bộ, ngành, đoàn thể cấp trung ương…
Nội dung của hội nghị gồm các công việc sau đây:
– Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập Công đoàn cơ sở;
– Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn (hoặc danh sách những người đã là đoàn viên công đoàn hiện đang công tác tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp);
– Tuyên bố thành lập Công đoàn cơ sở;
– Bầu Ban chấp hành Công đoàn cơ sở;
– Thông qua chương trình hoạt động của Công đoàn cơ sở.
– Đối với việc bầu cử Ban chấp hành tại hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu tán thành quá 1/2 so với số
Bước 3: Sau khi đăng ký xong thì công đoàn cấp trên xem xét, công nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm thẩm định tính hợp pháp của quá trình thành lập dựa theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đủ điều kiện thì ra quyết định công nhận Công đoàn cơ sở, công nhận Ban chấp hành. Trường hợp không đủ điều kiện công nhận thì
Bên cạnh đó có các trách nhiệm sau đây:
– Hỗ trợ người lao động lập ban vận động;
– Hỗ trợ ban vận động về nội dung, phương thức tuyên truyền người lao động gia nhập công đoàn, tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở, bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở.
– Xem xét công nhận hoặc không công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở.
– Xem xét công nhận hoặc không công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở.
– Những nơi người lao động không đủ khả năng tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên có trách nhiệm trực tiếp tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập công đoàn và thực hiện các thủ tục kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, chỉ định ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời.
Thứ ba, nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở
– Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân, các chủ trương, nghị quyết của Công đoàn.
– Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật Nhà nước.
– Giám sát hoặc tham gia giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, nội quy ché, thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hớp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật.
– Phối hợp với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động, tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, xã hội và một số hoạt động khác như chấp hành điều lệ công đoàn Việt Nam, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên…
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về Công ty có nghĩa vụ thành lập công đoàn? Thủ tục thành lập công đoàn? Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.