Người lao động sau khi được hưởng chế độ nghỉ ốm đau theo quy định của pháp luật tuy nhiên sức khỏe vẫn chưa ổn định để có thể bắt đầu đi làm việc trở lại, khi đó người lao động sẽ được nghỉ thêm chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Vậy trong trường hợp công ty ăn chặn tiền dưỡng sức của nhân viên có bị xử phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Công ty ăn chặn tiền dưỡng sức nhân viên bị phạt không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi người sử dụng lao động có hành vi vi phạm với mỗi người lao động, tuy nhiên tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động, khi người sử dụng lao động có hành vi không trả đầy đủ chế độ trợ cấp dưỡng sức cho người lao động, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong khoảng thời gian 05 ngày được tính kể từ ngày nhận được tiền trợ cấp do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả;
– Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động đã chiếm dụng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi chiếm dụng khoản tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động;
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với các đối tượng là người sử dụng lao động khi có hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có sự biến động lao động việc làm tại các đơn vị theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi có hành vi vi phạm với mỗi người lao động, tuy nhiên tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả đầy đủ chế độ trợ cấp dưỡng sức cho người lao động, chế độ phục hồi sức khỏe sau tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong khoảng thời gian 05 ngày được tính kể từ ngày công ty nhận được tiền trợ cấp do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng, thì mức xử phạt nêu trên là mức xử phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trong trường hợp tổ chức vi phạm thì sẽ được xác định bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm. Theo đó, công ty ăn chặn tiền dưỡng sức của nhân viên có thể bị phạt lên tới 4.000.000 đồng. Đồng thời, công ty còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là bắt buộc phải trả đầy đủ chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về trợ cấp dưỡng sức, phụ hồi sức khỏe đối với người lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về vấn đề giải quyết hưởng chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động. Cụ thể:
– Người sử dụng lao động cần phải lập danh sách những người lao động đã được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tuy nhiên sức khỏe của người lao động sau đó vẫn chưa được phục hồi, sau đó nộp danh sách cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày người lao động được xác nhận là sức khỏe chưa phục hồi căn cứ theo quy định tại Điều 54 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015;
– Trong khoảng thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày nhận được danh sách do người sử dụng lao động chuyển đến, cơ quan bảo hiểm xã hội cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động, sau đó chuyển tiền cho các đơn vị sử dụng lao động để đơn vị sử dụng lao động chi trả cho người lao động, trong trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng;
– Trong khoảng thời gian 05 ngày được tính kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến, người sử dụng lao động cần phải có nghĩa vụ và trách nhiệm chi trả các khoản tiền trợ cấp đó cho người lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chi trả tiền trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động theo danh sách đã nộp tại cơ quan bảo hiểm trong khoảng thời gian 05 ngày được tính kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển về.
3. Cần phải làm gì khi công ty ăn chặn tiền dưỡng sức của nhân viên?
Tiền dưỡng sức của nhân viên là một trong những chế độ quan trọng pháp
Thứ nhất, khiếu nại. Căn cứ theo quy định tại Điều 119 Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019, người lao động hoàn toàn có thể thực hiện quyền khiếu nại đến chính người sử dụng lao động về hành vi vi phạm pháp luật của công ty. Nếu phía bên người sử dụng lao động sau khi nhận được đơn khiếu nại vẫn không giải quyết, hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người sử dụng lao động, người lao động hoàn toàn có thể khiếu nại lần hai đến cơ quan có thẩm quyền đó là Sở lao động thương binh và xã hội nơi công ty đó đặt trụ sở. Tuy nhiên cần phải lưu ý, trong trường hợp công ty đã chấm dứt hoạt động trên thực tế, người lao động có thể khiếu nại trực tiếp đến Sở lao động thương binh và xã hội để bảo vệ quyền lợi của mình.
Thứ hai, khởi kiện. Với tranh chấp phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động có liên quan trực tiếp đến chế độ bảo hiểm xã hội, căn cứ theo quy định tại Điều 119 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 và Điều 188 của
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng.
THAM KHẢO THÊM: