Quy định của sự thỏa thuận của các đương sự? Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên Tòa dân sự?
Trong pháp luật tố tụng dân sự thì đối với những vụ án dân sự trước khi đưa ra xét sử thì sẽ trải qua giai đoạn công nhận sự thỏa thuận và hòa giải. Bởi vì, việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn tố tụng dân sự này nhằm thực hiện quyền của các đương sự trong việc thỏa thuận với nhau để đi đến thống nhất bảo vệ tối đa các quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Trong giai đoạn tố tục của một vụ án mà được đương sự trong vụ án khởi kiện thì tất cả sự việc hoạt động được diễn ra trong quá trình này bao gồm cả vệc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trước khi diễn ra phiên tòa và trong khi diễn ra phiên tòa phai thực hiện dựa trên các nguyên tắc và trình tự thủ tục do pháp luật tố tụng đề ra.
Tuy nhiên, đa phần việc các đương sự thực hiện việc thỏa thuận trước thời gian diễn ra phiên tòa nhưng bên cạnh đó thì cũng có những trường hợp việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa dân sự. Chính vì vậy, để giải đáp được những thắc mắc về việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa dân sự được phap luật tố tụng dân sự quy định như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giải đáp thắc mắc về việc Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa dân sự.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định của sự thỏa thuận của các đương sự
Trên cơ sở quy định của pháp luật tố tụng dân sự, luôn bảo đảm các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của đương sự, do đó, quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự cũng được xác định là quyền cơ bản của đương sự mà Tòa án có nghĩa vụ phải tôn trọng. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đương sự có quyền quyết định và tự định đoạt về việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
Pháp luật này cũng quy định về quyền của đương sự trong quá trình tố tụng dân sự thì được thực hiện quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận giữa các đương sự với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật tố tụng dân sự nói riêng và pháp luật hiện hành Việt Nam nói chung và đặc biệt là những hành vi trong quá trình thực hiện việc tố tụng thì đặc bệt không được trái đạo đức xã hội. Từ đó có thể thấy rằng, đương sự có quyền tự quyết định tất cả các hành vi của mình trong quá trình tố tụng như khởi kiện, yêu cầu, thay đổi, bổ sung, rút đơn khởi kiện, kháng cáo,.. trong phạm vi được pháp luật dân sự cho phép. Do đó, nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là một trong những nguyên tắc cơ bản chi phối quá trình tố tụng.
2. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên Tòa dân sự
Trên cơ sở quy định dựa theo khoản 1 Điều 300 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì việc công nhận sự thảo thuận của đương sự tại phiên Tòa dân sự được quy định về việc các bên đương sự trong quá trình tham gia tố tụng được quyền tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự nhưng vẫn phải dựa trên nguyên tắc quy định của pháp luật tố tụng dân sự là trong khi các bên tự nguyện thực hiện việc thỏa thuận và không vi phạm điều cấm của luật dân sự hiện hành đặc biệt hơn là không trái đạo đức xã hội. Bên cạnh việc thỏa thuận với nhau về nội dung tranh chấp tại phiên Tòa thì các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc chịu án phí sơ thẩm, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, bất cứ ở giai đoạn tố tụng nào đương sự cũng có quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trên cơ sở tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Không những thế, theo như quy định của pháp luât tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án phải có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Do đó mà đang trong trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Hội đồng xét xử đã được thành lập nhưng việc xét xử là không cần thiết nên Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án
Sau khi các bên đương sự đã thực hiện xong việc thỏa thuận của mình về vấn đề đang được tranh tụn tại phiên Tòa thì việc Tòa án thực hiện việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự dựa theo thủ tục như sau:
Thứ nhất, Trong thủ tục bắt đầu xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, sau khi kết thúc thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm thì một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm công bố nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị. Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm (giai đoạn sơ thẩm), sau khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương sự, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải lập biên bản hòa giải thành, hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự theo quy định tại khoản 1 Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 mà không phải mở phiên tòa để Hội đồng xét xử quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Thứ hai, Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không.
Thứ ba, Hệ quả của việc tự thỏa thuận thành của các đương sự
Thứ tư, Sau khi tự thỏa thuận được về việc giải quyết vụ án dân sự, tại phiên tòa phúc thẩm thì theo như quy định của pháp luật hiện hành Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận các đương sự. Việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hiệu lực của quyết định này dựa trên căn cứ khoản 1, Điều 213 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì: “Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.”
Từ quy định về trình tự thủ tục trên có thể khẳng định rằng, việc ra Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự được xác định là giai đoạn cuối cùng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Do đó, thì Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nhưng có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội để đề phòng các sai lầm hay vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình tiến hành hòa giải. Không những thế mà pháp luật hiện hành còn quy định rất rõ về việc ra Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự được quy định, hướng dẫn tại
Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự sau thời gian là bảy ngày bắt đầu tính từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó. bên cạnh đó thì việc các được sự thỏa thuận thành công và được sự công nhận của Tòa án thì sau khi thực hiện việc ra quyết định này Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn là năm ngày kể từ ngày mà Tòa đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận này.
Sau khi ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự thì pháp luật cũng có quy định về hiệu lực của Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự được xem là có hiệu lực pháp luật kể từ khi việc xác lập hiệu lực của quyết định này từ ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Như vậy, việc Tòa án ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận phải tuân thoe quy định của pháp uật Tố tụn dân sự hiện hành, dó đó, quyết định công nhận sự thỏa thuận không được ban hành ngay sau khi tiến hành hòa giải thành mà phải tuân thủ theo thời hạn luật định. Song song với đó thì quyết định này được biết đến là quyết định có tính thi hành ngay như bản án mà không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa dân sự theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!