Công nhận hòa giải việc dân sự theo quy định mới. Thủ tục công nhận hòa giải việc dân sự.
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
2. Luật sư tư vấn:
Việc hòa giải có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí cho Nhà nước và công dân, giảm bớt giai đoạn tố tụng kéo dài, vừa giải quyết triệt để các mâu thuẩn giữa các đương sự… Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về hòa giải trong tố tụng dân sự như sau:
“Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”.
Sau khi thụ lý vụ án để giải quyết vụ án tòa án tiến hành giải thích pháp luật, giúp đỡ đương sự giải quyết mâu thuẫn, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các tranh chấp.
Khoản 2 Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
“- Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
– Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
* Thủ tục hòa giải thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 210 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
“- Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
– Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
– Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
– Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;
– Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
>>> Luật sư
– Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.”
* Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thực hiện theo quy định tại Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
– Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
– Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
* Hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự quy định tại Điều 213 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
– Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
– Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
Như vậy, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành, không bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Chỉ có thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cướng ép hoặc vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.