Trên thực tế, sau khi thực hiện hợp đồng một thời gian, thì các chủ thể có thể có thỏa thuận về việc sửa đổi một số nội dung hợp đồng và làm một phụ lục hợp đồng kèm theo. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề công chứng phụ lục sửa đổi bổ sung hợp đồng thuê nhà.
Mục lục bài viết
1. Công chứng phụ lục sửa đổi, bổ sung hợp đồng thuê nhà:
Theo quy định tại Điều 421 của Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành thì có thể thấy, pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về vấn đề sửa đổi và chỉnh sửa hợp đồng, cụ thể như sau:
– Hợp đồng có thể được sửa đổi theo thỏa thuận của các bên;
– Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định của Điều 420 Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành;
– Hợp đồng sửa đổi thì sẽ phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu và phải phù hợp với hình thức đó, quy định này là phù hợp bởi hợp đồng sửa đổi hình thành sau hợp đồng gốc vì thế cho nên nó phải phù hợp với hình thức của hợp đồng gốc do các bên đã thỏa thuận từ trước.
Theo đó thì có thể thấy, hợp đồng mà đã công chứng rồi sau đó mới ký
– Việc công chứng phụ lục hợp đồng đối với những loại hợp đồng đã được công chứng trước đó thì chỉ được thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên và có sự cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia giao dịch đó;
– Việc công chứng phụ lục hợp đồng đối với những giao dịch đã được công chứng trước đó sẽ được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền thực hiện việc công chứng và do công chứng viên tiến hành theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Đối với trường hợp mà tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động hoặc giải thể hoặc chuyển đổi loại hình thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng giữ nhiệm vụ đang lưu trữ hồ sơ công chứng sẽ thực hiện tiếp việc sửa đổi và bổ sung hoặc hủy bỏ hợp đồng;
– Ngoài ra thì thủ tục tiến hành và công chúng phụ lục hợp đồng đối với những giao dịch đã được công chứng trước đó thì sẽ phải được thực hiện theo như thủ tục công chứng hợp đồng gốc.
2. Trình tự và thủ tục công chứng phụ lục hợp đồng thuê nhà:
Theo như phân tích ở trên thì phụ lục hợp đồng vẫn sẽ được tiến hành công chứng chứng thực theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định sao cho phù hợp với hình thức của hợp đồng gốc. Vấn đề công chứng phụ lục hợp đồng sẽ được thực hiện theo Điều 40 của Luật Công chứng năm 2018 hiện hành. Điều luật này đã quy định cụ thể về vấn đề công chứng hợp đồng cụ thể như sau:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu công chứng phụ lục hợp đồng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ công chứng đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhìn chung thì các loại giấy tờ này sẽ bao gồm các văn bản sau:
+ Phiếu yêu cầu công chứng được soạn theo đúng nội dung và hình thức do pháp luật quy định, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
+ Dự thảo hợp đồng và giao dịch dân sự;
+ Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng và giao dịch dân sự đó mà pháp luật quy định phải có.
Bước 2: Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ và giấy tờ thì công chứng viên sẽ tiến hành kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng của các chủ thể. Trong trường hợp nếu xét thấy hồ sơ yêu cầu công chứng đã đầy đủ và hợp lệ cũng như phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên thụ lý hồ sơ sẽ vào sổ thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Sau đó công chứng viên sẽ hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về công chứng và các quy định của văn bản hướng dẫn khác có liên quan đến việc công chứng hợp đồng và giao dịch này, công chứng viên cũng phải có nghĩa vụ giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình cũng như hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng và các giao dịch. Trong trường hợp mà không trúng tuyển xét thấy hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ và hợp lệ thì sẽ phải hướng dẫn để các chủ thể có nhu cầu bổ sung hợp đồng sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu Như trong trường hợp công chứng viên có các chú cho rằng hồ sơ yêu cầu công chứng của các thủ thể chưa rõ hoặc việc giao kết hợp đồng có dấu hiệu đe dọa cưởng ép, thậm chí là dựa trên nghiệp vụ của mình mà công chứng viên có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc các đối tượng của hợp đồng và giao dịch chưa được mô tả một cách cụ thể thì khi đó công chứng viên thụ lý hồ sơ sẽ phải đề nghị người yêu cầu công chứng giải thích và làm rõ vấn đề trên, hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng thì công chứng viên sẽ phải tiến hành xác minh và yêu cầu giám định, trong trường hợp không thể làm rõ những gì nói trên thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng các giao dịch và văn bản đó.
Bước 3: Công chứng viên tiến hành kiểm tra dự thảo của hợp đồng và các giao dịch, nếu Như trong dự thảo của hợp đồng và giao dịch dân sự đó phát hiện có điều khoản vi phạm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội cũng như đối tượng của hợp đồng và giao dịch dân sự không phù hợp với quy định của pháp luật thì khi đó công chứng viên sẽ phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để người yêu cầu tiến hành sửa chữa sao cho không trái quy định. Đối với trường hợp mà người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng kiến thì nó sẽ có quyền từ chối tiến hành công chứng để tránh những rủi ro và rắc rối về sau.
Bước 4: Người có nhu cầu yêu cầu công chứng sắp phải tự đọc lại dự thảo hợp đồng và các giao dịch, hoặc yêu cầu công chứng viên đọc lại cho họ nghe. Sau đó thì người yêu cầu công chứng sẽ phải đồng ý với toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng và ký vào từng trang của giao dịch. Công chứng viên sẽ yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình các bản chính của giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng và ký vào giao dịch hợp đồng.
3. Phụ lục hợp đồng thuê nhà có giá trị pháp lý như thế nào?
Khi nói về giá trị pháp lý của phụ lục hợp đồng, thì sẽ phải căn cứ tại Điều 403 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi đó phụ lục hợp đồng sẽ được nhìn nhận như sau:
– Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết về một số điều khoản của hợp đồng gốc, và phụ lục hợp đồng thì cũng có giá trị hiệu lực như hợp đồng gốc, ngoài ra thì nội dung của phụ lục hợp đồng cũng không được trái với nội dung của hợp đồng gốc do đó, hợp đồng gốc và phụ lục hợp đồng sẽ phải có mối quan hệ tương quan với nhau và phù hợp với nhau, vì thế cho nên hình thức của phụ lục hợp đồng cũng phải phù hợp với hình thức của hợp đồng;
– Trường hợp phụ lục hợp đồng có những điều khoản trái với nội dung và quy định trong hợp đồng gốc thì điều bạn ấy sẽ không có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Đối với trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng gốc thì coi như điều khoản trong hợp đồng gốc đó đã được sửa đổi bởi phụ lục của hợp đồng. Quy định này là phù hợp bởi nó dựa trên sự tôn trọng ý chí và thỏa thuận của các bên.
Như vậy thì có thể thấy phụ lục hợp đồng vẫn có giá trị tương đương với hợp đồng gốc và nội dung của phụ lục hợp đồng sẽ không được trái với quy định của hợp đồng gốc.
4. Mẫu phụ lục hợp đồng thuê nhà:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Số: … /PLHĐTN
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và nhu cầu thực tế của các bên, hôm nay chúng tôi gồm có:
BÊN CHO THUÊ NHÀ (SAU ĐÂY GỌI TẮT LÀ BÊN A):
Ông/bà: …
Địa chỉ thường trú: …
Số điện thoại liên hệ: …
Số căn cước công dân: … Cấp ngày … / … / … Cấp tại: …
BÊN THUÊ NHÀ (SAU ĐÂY GỌI TẮT LÀ BÊN B):
Ông/bà: …
Địa chỉ thường trú: …
Số điện thoại liên hệ: …
Số căn cước công dân: … Cấp ngày … / … / … Cấp tại: …
Sau khi xem xét và thỏa thuận thì hai bên chúng tôi đã đi đến thống nhất ký phụ lục hợp đồng thuê nhà số … đối với hợp đồng đã ký số …, ngày… tháng … năm …, cụ thể như sau:
1. …
2. …
3. …
4. …
Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được quy định trong hợp đồng thuê nhà gốc số … được kí kết ngày … / … / …
Phụ lục hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bên giữ … bản và có giá trị tương đương với hợp đồng gốc. Phụ lục hợp đồng này được coi là một phần không thể thiếu của hợp đồng thuê nhà số …
BÊN A (kí và ghi rõ họ tên) | BÊN B (kí và ghi rõ họ tên) |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Công chứng năm 2018.