Hợp đồng mua bán giữa tôi và chủ cửa hàng xe đã soạn sẵn, đã có công chứng viên xác nhận, ký trên tất cả các tờ và ký đóng dấu vào tờ cuối trong khi tôi không hề biết về hợp đồng và các công chứng kia.
Tóm tắt câu hỏi:
Hôm trước tôi có đến một của hàng ô tô để mua ô tô cũ, tôi đã đặt cọc tiền có giấy đặt cọc. Sau đó, tôi đến nhận xe, giấy tờ theo thảo thuận tuy nhiên khi đến lấy giấy tờ tôi thấy rằng
Theo thống nhất thì ngày giao xe sẽ đi làm công chứng. Vậy cho tôi xin hỏi công chứng viên kia làm như vậy đúng hay sai?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Tại Điều 44 Luật công chứng 2014 về địa điểm công chứng như sau:
“1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng”
Điều 48. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
“1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên. Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.
2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:
a) Công chứng di chúc;
b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng”
>>> Luật sư
Như vậy, việc công chứng hợp đồng, giao dịch phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, việc công chứng chỉ được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.
Trong trường hợp của bạn công chứng viên đã soạn sẵn, ký xác nhận và đóng dấu vào văn bản mà không có mặt của các bên tham gia giao dịch là trái quy định của pháp luật
Hành vi vi phạm này của công chứng viên thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm công chứng viên sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 71 Luật công chứng 2014 về xử lý vi phạm đối với công chứng viên như sau:
“Công chứng viên vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”