Bảo hiểm thất nghiệp đem lại nhiều quyền lợi cho người lao động, giúp người lao động giảm bớt khó khăn về tài chính trong quá trình chưa tìm kiếm được việc làm. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì công chức và viên chức có phải tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Mục lục bài viết
1. Công chức có phải tham gia BHTN không?
Trước hết, cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về đối tượng bắt buộc tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 43 của Luật việc làm năm 2013 có quy định về đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo
–
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động theo mùa vụ, hợp đồng lao động theo một công việc nhất định có thời gian từ đủ ba tháng đến dưới 12 tháng.
Đồng thời, trong trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động và đang trong quá trình thực hiện nhiều hợp đồng lao động khác nhau, thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên sẽ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Mặt khác, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất Luật cán bộ công chức năm 2019 có quy định cụ thể về cán bộ, công chức. Theo đó, công chức là khái niệm để chỉ công dân mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công chức được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong các cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, cơ quan của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong các cơ quan hoặc đơn vị thuộc lực lượng quân đội nhân dân tuy nhiên không phải là sĩ quan hoặc quân nhân chuyên nghiệp hoặc công nhân quốc phòng, công tác trong các cơ quan hoặc đơn vị thuộc lực lượng công an nhân dân tuy nhiên không phải là sỹ quan/hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp hoặc công an nhân dân, công chức lại lực lượng trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Theo đó thì có thể nói, công chức làm việc theo quyết định tuyển dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không phải làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về lao động.
Vì vậy, công chức là đối tượng không bắt buộc phải tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
2. Viên chức có phải tham gia BHTN không?
Bên cạnh công chức, viên chức cũng là một trong những đối tượng được quan tâm hàng đầu về vấn đề tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Theo như phân tích nêu trên, công chức là đối tượng không bắt buộc phải tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp, vậy viên chức có cần phải tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp hay không cũng là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật nguyên trước năm 2019 có quy định về viên chức. Theo đó, viên chức là khái niệm để chỉ công dân mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, viên chức được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng lương từ quỹ lương của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 43 của Luật việc làm năm 2013 có quy định về đối tượng bắt buộc phải tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, người lao động phải tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Bao gồm: Làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có xác định thời hạn, hợp đồng làm việc có xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ, hợp đồng lao động theo một công việc nhất định có đủ thời gian từ ba tháng đến dưới 12 tháng.
Như vậy, đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cả người lao động làm việc theo hợp đồng làm việc, trong đó bao gồm viên chức.
Vì vậy, khác với công chức, viên chức vẫn phải tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, viên chức là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng lương từ quỹ lương của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Đồng thời, viên chức là một trong những đối tượng cần phải tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Vì vậy, mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của viên chức cũng được quan tâm. Căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Luật việc làm năm 2013 có quy định về vấn đề tiền lương được sử dụng làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó:
– Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương theo tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được xác định là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp mức tiền lương theo tháng được sử dụng để đóng căn cứ bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp này sẽ được xác định bằng 20 tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp;
– Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được xác định là tiền lương được sử dụng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp được xác định cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được xác định bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của
Theo đó thì có thể nói, viên chức là đối tượng thực hiện chế độ lương do nhà nước quy định cụ thể, vì vậy tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của viên chức là tiền lương được sử dụng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Viên chức đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ phải trích bao nhiêu % từ tiền lương tháng để đóng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 57 của Luật việc làm năm 2013 có quy định về mức đóng và nguồn hình thành, vấn đề sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, mức đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp, nguồn hình thành và vấn đề sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
– Người lao động cần phải đóng bằng 1% tiền lương tháng;
– Người sử dụng lao động cần phải đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người sử dụng lao động đang tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
– Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương đảm bảo.
Theo đó thì có thể nói, đối tượng viên chức chả cần phải đóng 1% tiền lương tháng của mình vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp giống như người lao động thông thường. Đồng thời, đơn vị sẽ cần phải có trách nhiệm đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người đang tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời được nhà nước hỗ trợ tối đa với mức 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người đang tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Việc làm 2013;
– Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH 2019 Luật Cán bộ công chức;
–
THAM KHẢO THÊM: