Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Luật Cán bộ công chức

Công chức, viên chức có được làm thêm ở bên ngoài không?

  • 31/01/202331/01/2023
  • bởi Phạm Thị Ngọc Ánh
  • Phạm Thị Ngọc Ánh
    31/01/2023
    Luật Cán bộ công chức
    0

    Hiện nay, thực tế cho thấy nhiều công chức, viên chức làm thêm ở bên ngoài để đảm bảo nguồn thu nhập, đảm bảo kinh tế cho gia đình,....Vậy, pháp luật quy định như thế nào về việc công chức, viên chức có được làm thêm ở bên ngoài không?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Công chức, viên chức có được làm thêm ở bên ngoài không? 
      • 2 2. Viên chức có được làm thêm ở bên ngoài không? 
      • 3 3. Thực trạng công chức, viên chức làm thêm bên ngoài, nghỉ việc:

      1. Công chức, viên chức có được làm thêm ở bên ngoài không? 

      Thứ nhất, Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 sửa đổi năm 2019, những điều công chức không được làm, cụ thể như sau:

      Ngoài những việc không được làm liên quan đến đạo đức công vụ và những việc công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước thì công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

      Thứ hai, nếu là công chức có chức vụ, quyền hạn thì còn phải đáp ứng các quy tắc ứng xử thì cần phải đáp ứng điều kiện căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm như sau nhằm đảm bảo đạo đức công vụ, liêm chính, trách nhiệm:

      – Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.

      – Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:

      + Tham gia quản lý, điều hành, tham gia thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;

      + Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;

      + Tư vấn cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;

      + Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

      + Thành lập, chức vụ quản lý, giữ chức danh điều hành doanh nghiệp tư nhân,  công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

      Xem thêm: Cán bộ công chức, viên chức có được góp vốn thành lập doanh nghiệp?

      + Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.

      –  Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị, cơ quan, tổ chức không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong đơn vị, cơ quan, tổ chức hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

      – Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc bố, mẹ,chồng, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

      – Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó Giám đốc,  thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình.

      Như vậy, theo phân tích nêu trên thì công chức chỉ bị hạn chế quản lý, thành lập doanh nghiệp và làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác về các công việc có liên quan đến bí mật công tác, bí mật nhà nước…, Còn thông thường công chức mà làm thêm thông thường để có thêm thu nhập, có thêm kinh nghiệm thì trong trường hợp được thủ trưởng đồng ý thì không có hạn chế và vẫn được làm thêm bên ngoài.

      2. Viên chức có được làm thêm ở bên ngoài không? 

      Thứ nhất, Theo quy định tại Điều 14 Luật Viên chức năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019, về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định, viên chức có quyền:

      – Viên chức được ký hợp đồng vụ, việc với đơn vị, cơ quan, tổ chức khác mà pháp luật không cấm tuy nhiên cần phải phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

      – Viên chức được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

      Xem thêm: Cách tính lương công chức viên chức? Hệ số lương 2.34 là bao nhiêu tiền?

      – Viên chức được góp vốn tuy nhiên viên chức không tham gia điều hành, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã,  công ty cổ phần, công ty hợp danh, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

      Thứ hai, ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Viên chức năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2019 thì những việc viên chức không được làm, cụ thể là những việc sau đây:

      – Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của Nhân dân trái với quy định của pháp luật;

      – Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; tham gia đình công; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc;

      – Phân biệt đối xử thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, nam nữ dưới mọi hình thức;

      – Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

      – Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, tinh thần, đời sống văn hóa của Nhân dân và xã hội;

      – Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

      Xem thêm: Quy định các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức

      Thứ ba, Đối với viên chức có chức vụ, quyền hạn thì còn phải đáp ứng các quy tắc ứng xử thì cần phải đáp ứng điều kiện căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 theo đó, viên chức không được làm những việc sau nhằm đảm bảo đạo đức công vụ, trách nhiệm,… cụ thể:

      – Thành lập, chức vụ quản lý, giữ chức danh điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định;

      – Tư vấn cho cá nhân,  doanh nghiệp, tổ chức khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật công tác, bí mật Nhà nước, liên quan đến các công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;

      – Thành lập, tham gia điều hành, tham gia quản lý doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, ngoại trừ trường hợp luật có quy định khác,….

      Như vậy, từ những phân tích nêu trên cho thấy, viên chức hoàn toàn có thể đi làm thêm bên ngoài để nhằm đảm bảo thu nhập, kinh nghiệm tuy nhiên quý bạn đọc cần lưu ý rằng cần phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp và nội dung của công việc làm thêm này không vi phạm điều cấm của luật.

      3. Thực trạng công chức, viên chức làm thêm bên ngoài, nghỉ việc:

      Những năm gần đây, sau đại dịch Covid-19 diễn ra thì nhiều trường hợp công chức, viên chức ngoài làm những công việc tại cơ quan đơn vị của mình mà còn làm thêm bên ngoài để cải thiện thu nhập, một số công chức, viên chức khác đã lựa chọn con đường xuất khẩu lao động tại nước ngoài.

      Vào tháng 1 năm 2019, trước thông tin ông Dương Văn Quyền, đương kim Phó Chủ tịch UBND xã tại tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh xôn xao khi ông viết đơn nghỉ việc. Thực tế, trong công việc ông Quyền được người dân và đồng nghiệp ngạc nhiên, bởi là ông Quyền là cán bộ đảng viên, suốt 14 năm công tác tại UBND xã ông luôn được đánh giá là người công bộc cần mẫn, chưa từng có điều gì khiến nhân dân, đồng nghiệp phải buồn lòng.

      Ông Quyền chia sẻ về lý do nghỉ việc: Ông cho biết, bản thân nguyên là cựu Phó Chủ tịch xã, ông rất yêu công việc hiện tại, song vì vợ đang là giáo viên hợp đồng, hoàn cảnh gia đình, các con còn nhỏ dại do vậy sau khi tham vấn tại một công ty môi giới xuất khẩu lao động thì ngay sau đó ông đã quyết định xin nghỉ việc để sang Cộng hòa liên bang Đức để làm việc nhằm giúp đỡ gia đình, vợ con.

      Xem thêm: Cách tính thu nhập tăng thêm cuối năm của cán bộ công chức viên chức

      Theo thông tin cho biết ngay tại xã Kỳ Hợp, vào khoảng giữa năm 2018, ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó trưởng Công an xã Kỳ Hợp cũng xin nghỉ việc để xin vào làm nhân viên của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh,….

      Không chỉ riêng công chức nghỉ việc hoặc làm thêm bên ngoài mà thực tế còn nhiều giáo viên buốt lòng rời bục giảng. Đối với thầy Nguyễn Quang Tuệ tại Quảng Bình với 10 năm dạy học vỏn vẹn thu nhập 3.600.000 đồng/tháng, thầy là giáo viên mỹ thuật tại Trường tiểu học Thanh Thủy, Quảng Bình mà đã nộp đơn xin nghỉ việc. Nội dung đơn xin nghỉ việc, thầy viết: “Lý do xin nghỉ việc là vì  thu nhập thấp, điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, không đảm bảo cuộc sống gia đình,…” Thầy Quang Tuệ cho hay sẽ tập trung công việc xăm nghệ thuật bởi cũng là công việc làm thêm ngoài giờ lên lớp của giáo viên này.

      Câu chuyện về những cán bộ, công chức, viên chức làm thêm công việc bên ngoài hoặc thậm chí là thôi việc để ra ngoài lao động tự do, trong đó phần lớn là đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài nhằm cải thiện thu nhập, trang trải cuộc sống cho gia đình. Trước hết, là do chế độ tiền lương còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hằng ngày cho vợ con, gia đình trong khi áp lực thời gian, công việc lại rất lớn. Bên cạnh đó, trong vài năm trở lại đây, các địa phương đang quyết liệt sắp xếp, sáp nhập xã, phường và chính quy hóa lực lượng Công an các cấp.

      Các văn bản pháp luật có liên quan được sử dụng trong bài viết: 

      – Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi năm 2019;

      – Luật Viên chức năm 2010 sửa đổi năm 2019.

        Xem thêm: Cách tính lương, hệ số lương, phụ cấp của cán bộ công chức mới nhất

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Cán bộ công chức

        Công chức viên chức


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Chế độ trực ngày lễ, tết đối với cán bộ, công chức mới nhất

        Vào các dịp nghỉ lễ, tết, có những cán bộ công chức vẫn phải tham gia trực tại cơ quan Nhà nước nơi họ làm việc. Vậy chế độ trực ngày lễ, tết đối với cán bộ, công chức mới nhất như thế nào? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.

        Các điều cán bộ công chức, viên chức không được làm dịp Tết

        Vào ngày 18 tháng 11 năm 2022, Nhà nước ban hành chỉ thị số 19 về tổ chức Tết Quỹ Mão năm 2023. Trong đó, các điều cán bộ công chức, viên chức không được làm dịp Tết được quy định ra sao? 

        Quy định thời gian làm việc của công chức, viên chức Nhà nước

        Công chức, viên chức là lực lượng quan trọng trong công tác xây dựng, phát triển đất nước và quản lý đất nước. Vậy thời gian làm việc của công chức, viên chức Nhà nước được quy định như thế nào?

        Chủ tịch xã, Bí thư Đảng ủy xã là công chức hay viên chức?

        Cán bộ, công chức, viên chức là một trong những đối tượng lao động đặc biệt, họ thiết lập quan hệ lao động với Nhà nước và thực hiện những công vụ, nhiệm vụ do nhà nước giao. Vậy chủ tịch xã, Bí thư Đảng ủy xã là công chức hay viên chức?

        Hiệu trưởng của các trường là công chức hay viên chức?

        Thế nào là công chức và viên chức? Phân biệt giữa công chức và viên chức? Hiệu trưởng của các trường là công chức hay viên chức?

        Hệ số lương, bảng lương và cách tính lương công chức Thuế

        Chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành thuế. Quy định tiêu chuẩn để trở thành công chức thuế. Bảng lương của công chức thuế. Hệ số lương và cách tính lương của công chức thuế.

         Mức lương khi chuyển xếp lương từ viên chức sang công chức?

        Quy định của pháp luật về viên chức, công chức? Mức lương khi chuyển xếp lương từ viên chức sang công chức?

        Viên chức hành chính là gì? Công chức hành chính là gì?

        Công chức hành chính là gì? Viên chức hành chính là gì?

        Mẫu Nghị quyết hội nghị cán bộ công chức mới và chuẩn nhất

        Nghị quyết của Hội nghị? Thuật ngữ tiếng Anh? Mẫu Nghị quyết Hội nghị Cán bộ công nhân viên chức số 1? Hướng dẫn soạn mẫu nghị quyết?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ