Công chức, viên chức có được đánh bạc tại casino không? Đây là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên.
Mục lục bài viết
- 1 1. Công chức, viên chức có được đánh bạc tại casino không?
- 2 2. Công chức, viên chức có được đánh bạc tại địa điểm kinh doanh casino thí điểm không?
- 3 3. Công chức, viên chức chơi đánh bạc tại casino có bị xử lý kỷ luật không?
- 4 4. Trình tự xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức:
- 5 5. Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức tham gia đánh bạc tại casino thí điểm:
1. Công chức, viên chức có được đánh bạc tại casino không?
Căn cứ Điều 11 Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BTC 2019 quy định những đối tượng sau được phép chơi tại điểm kinh doanh casino:
– Người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài:
+ Phải có hộ chiếu nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
+ Giấy thông hành còn giá trị.
+ Đồng thời phải nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam.
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Tự nguyện chấp hành thể lệ trò chơi, nội quy tại các điểm kinh doanh casino của doanh nghiệp.
Do đó, theo các quy định trên thì người Việt Nam nói chung và công chức, viên chức nói riêng không được đánh bạc tại casino (trừ Điểm kinh doanh casino thí điểm cho phép người Việt Nam chơi).
2. Công chức, viên chức có được đánh bạc tại địa điểm kinh doanh casino thí điểm không?
Hiện nay Nhà nước có thành lập các địa điểm kinh doanh casino thí điểm tại các dự án đầu tư khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí. Theo đó, các đối tượng người Việt Nam sẽ được phép chơi tuy nhiên phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Về độ tuổi: từ đủ 21 tuổi trở lên.
– Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định.
– Đáp ứng đủ năng lực về tài chính để tham gia chơi tại địa điểm kinh doanh casino.
Lưu ý: về điều kiện tài chính, người chơi phải đảm bảo có thu nhập thường xuyên từ 10 triệu đồng/tháng trở lên; hoặc thuộc đối tượng chịu thuế từ bậc 3 trở lên.
– Khi tham gia chơi tại địa điểm kinh doanh casino, người chơi phải mua vé tham gia.
Mức vé theo quy định là 01 triệu đồng/24 giờ liên tục/người. Trường hợp chơi mức vé theo tháng là 25 triệu đồng/tháng/người.
– Đối với người thân của người chơi gồm bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ, chồng, con ruột có đơn đề nghị doanh nghiệp kinh doanh casino không cho phép chơi tại Điểm kinh doanh casino.
Đối tượng người Việt Nam bị cấm chơi tại địa điểm kinh doanh casino (thí điểm) gồm:
– Đối tượng đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
– Đối tượng thuộc diện có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích.
– Đối tượng đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù.
– Đối tượng đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhận chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
– Đối tượng đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Đối tượng đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Theo quy định trên, công chức, viên chức sẽ được phép đánh bạc tại casino thí điểm cho phép người Việt Nam chơi nếu như đáp ứng đủ các điều kiện trên.
3. Công chức, viên chức chơi đánh bạc tại casino có bị xử lý kỷ luật không?
Theo quy định tại Điều 3
Thứ nhất, phải tuân thủ tính thứ bậc, kỷ cương và trật tự hành chính, đúng thẩm quyền trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Thứ hai, đối với những công việc được giao phải thực hiện một cách nghiêm túc, không để quá hạn, bỏ sót công việc; không được đùn đẩy công việc.
Thứ ba, khi thực hiện nhiệm vụ, công chức, viên chức phải đeo thẻ.
Thứ tư, đối với các quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức, viên chức phải được thực hiện nghiêm chỉnh.
Thứ năm, công chức, viên chức tuyệt đối không được hút thuốc lá trong phòng làm việc, hội trường, phòng họp.
Thứ sáu, công chức, viên chức không được sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực.
Thứ bảy, công chức, viên chức không được vào casino đánh bạc dưới mọi hình thức.
Theo đó, hành vi công chức, viên chức đánh bạc tại casino thí điểm của công chức, viên chức tuy không vi phạm pháp luật tuy nhiên đây là một trong những hành vi vi phạm kỷ luật. Chính vì vậy, nếu công chức, viên chức đánh bạc tại casino thí điểm sẽ bị xử lý kỷ luật theo nội quy của cơ quan.
4. Trình tự xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức:
Căn cứ Điều 25
– Tiến hành họp kiểm điểm.
– Thành lập Hội đồng kỷ luật.
– Ra quyết định xử lý kỷ luật.
Lưu ý: Trường hợp xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền đối với công chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật thì không thực hiện tiến hành họp kiểm điểm.
Trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện tiến hành họp kiểm điểm và ra quyết định xử lý kỷ luật.
5. Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức tham gia đánh bạc tại casino thí điểm:
– Xử lý kỷ luật một cách khách quan, công bằng, minh bạch và công khai, đúng pháp luật.
– Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật.
– Nếu như trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, buộc thôi việc.
Lưu ý: không được tách riêng từng nội dung vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.
– Cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau nếu như cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm:
+ Áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành khi có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành.
+ Áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới khi có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành.
– Phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra khi xem xét xử lý kỷ luật.
– Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính hay nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự thì xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.
Kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật hành chính trong thời hạn là 30 ngày.
– Sẽ được coi là có hành vi tái phạm khi cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm.
Và ngoài thời hạn 24 tháng thi hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BTC 2019
Nghị định số