Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định. Điều kiện để trở thành trọng tài viên được quy định rất cụ thể tại Luật trọng tài thương mại. Vậy công chức của Tòa án có được làm trọng tài viên không?
Mục lục bài viết
1. Công chức của Tòa án có được làm trọng tài viên không?
Căn cứ Điều 20 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định tiêu chuẩn để được làm Trọng tài viên phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Đảm bảo có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Trình độ học vấn: có trình độ đại học. Đồng thời đã có kinh nghiệm thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên.
Lưu ý: trong một số trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên nếu không đáp ứng được yêu cầu có trình độ đại học, đồng thời đã có kinh nghiệm thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên.
Những trường hợp sau sẽ không đủ điều kiện để làm trọng tài viên, cụ thể gồm:
– Đối tượng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án.
– Đối tượng là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng là công chức của Tòa án không được làm Trọng tài viên.
2. Trọng tài viên có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Luật trọng tài năm 2010 quy định quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên như sau:
– Được quyền chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.
– Khi giải quyết tranh chấp được giải quyết tranh chấp độc lập.
– Được quyền từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.
– Được hưởng thù lao.
– Đối với nội dung tranh chấp mà mình giải quyết, trọng tài viên phải có trách nhiệm giữ bí mật (ngoại trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật).
– Phải có trách nhiệm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời.
– Có trách nhiệm tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
3. Trọng tài viên vi phạm quy định bị xử phạt thế nào?
Các hành vi vi phạm | Mức phạt vi phạm | Biện pháp khắc phục hậu quả |
Giải quyết tranh chấp trong trường hợp trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên trong vụ tranh chấp | Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng | Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm |
Giải quyết tranh chấp trong trường hợp trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp | ||
Giải quyết tranh chấp khi có căn cứ rõ ràng cho thấy trọng tài viên không vô tư, khách quan | ||
Giải quyết tranh chấp trong trường hợp trọng tài viên đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của một trong các bên trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản | ||
Có hành vi tiết lộ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật | Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng | |
Hoạt động trọng tài thương mại mà không đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm trọng tài viên |
4. Quyết định của trọng tài viên có hủy được không?
Quyết định trọng tài được hiểu là quyết định được ban hành bởi Hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Trong thương mại, khi các bên thực hiện giao dịch với nhau nếu như xảy ra tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn trọng tài là nơi để giải quyết. Và điều kiện để thực hiện giải quyết trọng tài sẽ bao gồm:
– Do các bên tự thỏa thuận.
– Nếu như bên tham gia là tổ chức mà bị chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức thì thỏa thuận vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
– Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi: khi đó thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó.
Căn cứ theo quy định tại Điều 71 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì Tòa án có quyền xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Đồng thời, thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ giải quyết yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại (căn cứ tại điểm o Khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Những việc dân sự liên quan đến trọng tài thương mại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong đó bao gồm hủy phán quyết trọng tài (căn cứ tại Khoản 3 Điều 414 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Theo căn cứ tại điểm g Khoản 2 Điều 7 Luật Trọng tài thương mại 2010, đối với việc yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài.
Như vậy, theo các căn cứ trên thì cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ quyết định của trọng tài thương mại là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ để hủy quyết định trọng tài gồm có:
– Khi có đơn yêu cầu của một bên thì Tòa án xem xét việc hủy quyết định trọng tài.
– Các trường hợp mà phán quyết trọng tài sẽ bị hủy, bao gồm:
+ Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
+ Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.
+ Vụ tranh chấp xảy ra không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.
+ Nội dung sẽ bị hủy nếu như trong trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.
+ Có chứng cứ được cung cấp bởi các bên nếu như Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo.
+ Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài.
+ Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
5. Khi nào đình chỉ giải quyết trọng tài thương mại?
Căn cứ Điều 59 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định vụ tranh chấp được đình chỉ giải quyết khi:
– Các bên thoả thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp.
– Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế.
– Nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc được coi là đã rút đơn khởi kiện.
– Nguyên đơn hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức mà không có cơ quan, tổ chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó.
– Tòa án đã quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được theo quy định.
Hội đồng trọng tài sẽ có trách nhiệm ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp nếu như Hội đồng trọng tài chưa được thành lập.
Lưu ý: các bên sẽ không có quyền khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết lại vụ tranh chấp đó khi có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp nếu việc khởi kiện vụ tranh chấp sau không có gì khác với vụ tranh chấp trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật trọng tài thương mại năm 2010.
THAM KHẢO THÊM: