Một số quy định về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước? Công bố thông tin định kỳ, bất thường của doanh nghiệp nhà nước?
Doanh nghiệp nhà nước tồn tại trong mọi nền kinh tế ở tất cả các quốc gia trên thể giới. Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng, được khẳng định cả trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước lẫn trong thực tiễn đời sống. Việc công bố thông tin định kỳ, bất thường của doanh nghiệp nhà nước cũng có những ý nghĩa và vai trò quan trọng. Các doanh nghiệp nhà nước và những chủ thể có liên quan có trách nhiệm công bố thông tin của theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về công bố thông tin định kỳ, bất thường của doanh nghiệp nhà nước trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Một số quy định về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước:
Mục đích của việc công bố thông tin:
Mục đích của việc công bố thông tin là để nhằm bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp, bảo đảm công tác quản lý giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước.
Chủ thể thực hiện công bố thông tin:
Các chủ thể là người thực hiện công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền như sau:
– Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn 1 người đại diện theo pháp luật thì phải thực hiện
– Trong trường hợp người đại diện theo ủy quyền công bố thông tin, thì người đại diện phải là người có thẩm quyền ký, đóng dấu theo quy định của nội bộ doanh nghiệp và phải có
Việc thay đổi hoặc đính chính khi các thông tin công bố có sự sai lệch, chưa chính xác, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp thì người có trách nhiệm thực hiện đăng công bố phải xác nhận, điều chỉnh thông tin thay đổi hoặc đính chính trong thời hạn 24 giờ từ khi nhận được thông tin đó hoặc có yêu cầu từ cơ quan quản lý. Đồng thời phải gửi văn bản báo cáo giải trình với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước khi có thay đổi nội dung thông tin.
Hình thức công bố thông tin:
Việc công bố thông tin được thực hiện qua văn bản và dữ liệu điện tử.
Phương tiện công bố thông tin:
Các phương tiện báo cáo, công bố thông tin theo quy định của pháp luật sẽ bao gồm:
– Thứ nhất: Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
– Thứ hai: Cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
– Thứ ba: Cổng thông tin doanh nghiệp.
Cần lưu ý đối với trường hợp thời điểm thực hiện công bố thông tin trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định pháp luật, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin vào ngày làm việc đầu tiên ngay sau ngày nghỉ, ngày lễ kết thúc.
Như vậy, ta nhận thấy, phương tiện công bố thông tin phải được thực hiện đồng thời qua các phương tiện công bố sau:
– Đối với doanh nghiệp, thì công bố qua: báo cáo bằng văn bản, công thông tin hoặc trang điện tử, ấn phẩm và các phương tiện thông tin đại chúng khác
– Đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước thì công bố: Hệ thông tiếp nhận thông tin, cổng hoặc trang thông tin điện tử, ấn phẩm và các phương thiện thông tin đại chúng khác
– Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì công bố qua: hệ thống tiếp nhận thông tin, Cổng thông tin doanh nghiệp của Bộ, ấn phẩm và các phương tiện thông tin đại chúng khác
Ngôn ngữ công bố:
Ngôn ngữ công bố là Tiếng Việt, trường hợp có quy định công bố bằng ngôn ngữ bổ sung khác thì thực hiện công bố bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo quy định.
Điều chỉnh nội dung công bố thông tin:
Trong trường hợp điều chỉnh nội dung công bố thông tin thì doanh nghiệp có nhiệm sửa đổi, cập nhật thông tin trên cổng hoặc trang thông điện tử của doanh nghiệp trong vòng 05 ngày làm việc sau khi các nội dung điều chỉnh được phê duyệt. Nội dung điều chỉnh công bố thông tin phải gửi cho cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong vòng 5 ngày làm việc sau khi các nội dung điều chỉnh được phê duyệt để thực hiện đăng tải thông tin.
2. Công bố thông tin định kỳ, bất thường của doanh nghiệp nhà nước:
Theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn
– Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải định kỳ công bố các thông tin sau đây:
+ Thứ nhất: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải định kỳ công bố thông tin cơ bản về doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
+ Thứ hai: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải định kỳ công bố mục tiêu tổng quát, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của
+ Thứ ba: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải định kỳ công bố báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm theo nội dung quy định tại Biểu số 3 Phụ lục II kèm theo Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp; thời hạn công bố trước ngày 30 tháng 6 của năm liền sau năm thực hiện.
+ Thứ tư: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải định kỳ công bố báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích được giao theo kế hoạch hoặc đấu thầu (nếu có) và trách nhiệm xã hội khác theo nội dung quy định tại Biểu số 4 Phụ lục II kèm theo Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp; thời hạn công bố trước ngày 30 tháng 6 của năm liền sau năm thực hiện.
+ Thứ năm: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải định kỳ công bố báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức 06 tháng của doanh nghiệp theo nội dung quy định tại Biểu số 5 Phụ lục II kèm theo Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp; thời hạn công bố trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.
+ Thứ sáu: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải định kỳ công bố báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp theo nội dung quy định tại Biểu số 6 Phụ lục II kèm theo Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp; thời hạn công bố trước ngày 30 tháng 6 của năm liền sau năm thực hiện.
+ Thứ bảy: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải định kỳ công bố báo cáo và tóm tắt
+ Thứ tám: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải định kỳ công bố báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập, bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có) theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp; thời hạn công bố trong vòng 150 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
– Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thực hiện công bố thông tin theo quy định thứ nhất, thứ ba, thứ năm, thứ sáu, thứ tám được nêu cụ thể bên trên.
Cần lưu ý đối với các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư có nội dung quan trọng, liên quan hoặc ảnh hưởng đến bí mật và an ninh quốc gia, bí mật kinh doanh, doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước quyết định việc công bố nhằm tránh việc lạm dụng các quy định về nội dung bí mật làm hạn chế tính công khai, minh bạch về kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp.
Ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật về việc công bố các thông tin định kỳ của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp phải xây dựng và công bố các loại báo cáo theo mẫu tại các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định; thời hạn công bố đối với từng loại báo cáo. Còn riêng đối với báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải công bố báo cáo tài chính 06 tháng và báo cáo tài chính năm theo pháp luật về kế toán doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 24 của Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp, đối với công bố thông tin bất thường thì nội dung công bố thông tin bao gồm:
Doanh nghiệp phải công bố trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh của công ty; Cổng thông tin doanh nghiệp và gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu về các thông tin bất thường trong thời hạn 36 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp. Cụ thể đó là:
+ Tài khoản của công ty bị phong tỏa hoặc được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa.
+ Tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến hoạt động của công ty.
+ Sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến hoạt động của công ty.
+ Thay đổi thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng tài chính kế toán, Trưởng Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên.
+ Có quyết định kỷ luật, khởi tố, có bản án, quyết định của
+ Có kết luận của cơ quan thanh tra hoặc của cơ quan quản lý thuế về việc vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.
+ Có quyết định thay đổi tổ chức kiểm toán độc lập hoặc bị từ chối kiểm toán báo cáo tài chính.
+ Có quyết định thành lập, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; quyết định đầu tư, giảm vốn hoặc thoái vốn đầu tư tại các công ty khác.
Như vậy, về việc công bố thông tin bất thường sẽ phải thực hiện công bố thông tin bất thường trong vòng 36 giờ trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại Khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 đã được nêu cụ thể ở trên.