Công an xã phường có nhiệm vụ như thế nào trong công tác phòng cháy chữa cháy? Công an xã, phường có được kiểm tra phòng cháy chữa cháy không?
Mục lục bài viết
1. Công an xã, phường có được kiểm tra phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ Điều 6 Thông tư số 141/2020/TT-BCA, công an xã có những nhiệm vụ như sau:
– Thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bản và công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ phục vụ quản lý về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
– Tham mưu lãnh đạo trực tiếp tổ chức công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản phục vụ quản lý về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại địa bàn, cơ sở được phân công quản lý.
– Thực hiện kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo trình tự, thủ tục quy định.
– Tiến hành theo dõi, đôn đốc việc khắc phục nguy cơ mất an toàn, vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
– Huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
– Hướng dẫn xây dựng, thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ sở.
– Khi xảy ra cháy tại địa bàn, cơ sở được phân công quản lý phải có trách nhiệm nắm bắt tình hình, phối hợp hỗ trợ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
– Tham gia điều tra, giải quyết vụ cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.
– Xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy, tạm đình chỉ, tham mưu đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
– Có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình và điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình theo luật định.
– Tiến hành kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ.
– Có thể kết hợp cũng với kiểm tra an ninh, trật tự đồng thời với việc kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Như vậy, Công an xã trong khi kiểm tra về an ninh, trật tự trên địa bàn mình quản lý được kết hợp kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy hộ gia đình kinh doanh trong phạm vi được phân công theo quy định pháp luật.
2. Tiêu chuẩn của công an xã, phường khi tiến hành kiểm tra:
Tại Điều 4 Thông tư số 141/2020/TT-BCA có quy định về tiêu chuẩn đối với cán bộ kiểm tra như sau:
2.1. Tiêu chuẩn đối với cán bộ kiểm tra thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
+ Về trình độ:
- Có bằng đại học trở lên ngành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Có đại học trở lên khác trong nhóm ngành an ninh và trật tự xã hội hoặc đại học trở lên nhóm ngành kỹ thuật và đã qua bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ Công an nhân dân.
+ Về thời gian công tác:
Thời gian tối thiểu 05 năm thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong lực lượng Công an nhân dân.
+ Có kết quả kiểm tra nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đạt yêu cầu.
– Tiêu chuẩn đối với cán bộ kiểm tra thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
+ Về trình độ:
Có bằng đại học trở lên ngành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Có đại học trở lên khác trong nhóm ngành an ninh và trật tự xã hội hoặc đại học trở lên nhóm ngành kỹ thuật và đã qua bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ Công an nhân dân.
+ Có kết quả kiểm tra nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đạt yêu cầu.
2.2. Tiêu chuẩn đối với cán bộ kiểm tra thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
+ Về trình độ:
Đảm có trình độ từ trung cấp trở lên ngành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Trình độ trung cấp trở lên khác trong nhóm ngành an ninh và trật tự xã hội.
Hoặc trình độ trung cấp trở lên trong nhóm ngành kỹ thuật và đã qua bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ Công an nhân dân.
+ Về thời gian thực hiện công tác: tối thiểu 01 năm thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong lực lượng Công an nhân dân.
+ Có kết quả kiểm tra nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đạt yêu cầu.
2.3. Tiêu chuẩn đối với công an xã, phường, thị trấn:
+ Về trình độ:
Đảm có trình độ từ trung cấp trở lên ngành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Trình độ trung cấp trở lên khác trong nhóm ngành an ninh và trật tự xã hội.
Hoặc trình độ trung cấp trở lên trong nhóm ngành kỹ thuật và đã qua bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ Công an nhân dân.
+ Đảm bảo phải được tập huấn nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Như vậy, căn cứ quy định trên có thể thấy công an cấp xã được bố trí thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc các ngành quy định ở trên và phải được tập huấn nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Quy định về kiểm tra định kỳ phòng cháy, chữa cháy:
Thứ nhất, phải xây dựng và triển khai kế hoạch:
– Việc xây dựng và ban hành kế hoạch sẽ thuộc trách nhiệm của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện.
– Người ban hành kế hoạch kiểm tra quyết định thành lập đoàn hoặc phân công cán bộ kiểm tra.
– Thực hiện thông báo bằng văn bản đến đối tượng kiểm tra và cơ quan, đơn vị có liên quan (nếu có) trong thời hạn trước 03 ngày làm việc.
Thứ hai, tiến hành kiểm tra:
– Trưởng đoàn hoặc cán bộ được phân công thực hiện kiểm tra giới thiệu thành phần đoàn, thông báo nội dung, hình thức kiểm tra.
– Thực hiện kiểm tra các nội dung sau:
+ Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới.
+ Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng.
+ Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công, cụ thể là:
- Đối với công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP : kiểm tra về Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
- Nội quy về phòng cháy và chữa cháy, biển chỉ dẫn thoát nạn.
- Các quy định về phân công trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, đơn vị thi công trong phạm vi thẩm quyền.
- Chức trách, nhiệm vụ của người được phân công làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
- Việc sử dụng hệ thống, thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt; trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu phù hợp với tính chất, đặc điểm của công trình xây dựng.
+ Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, chủ rừng.
+ Kiểm tra các điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
– Khi phát hiện những vi phạm trong quá trình kiểm tra thì cán bộ có trách nhiệm thực hiện việc xử phạt theo quy định.
Thứ ba, tiến hành xử lý kết quả sau khi thực hiện kiểm tra:
– Tiến hành báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp quản lý kết quả kiểm tra theo quy định.
– Lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp quản lý có trách nhiệm xem xét kết quả kiểm tra và chỉ đạo đơn vị, cán bộ thực hiện thủ tục như:
+ Xử phạt vi phạm hành chính.
+ Tạm đình chỉ.
+ Đình chỉ.
+ Phục hồi hoạt động.
+ Kiến nghị, đôn đốc việc khắc phục nguy cơ mất an toàn, vi phạm đối với đối tượng kiểm tra và các ý kiến chỉ đạo khác.
Ngoài ra, theo quy định việc kiểm tra phòng cháy, chữa cháy cũng sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất, cụ thể như sau:
Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện thành lập đoàn kiểm tra hoặc phân công cán bộ kiểm tra thực hiện việc kiểm tra đột xuất khi có cơ sở và áp dụng đối với các đối tượng theo quy định.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Thông tư số 141/2020/TT-BCA quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng công an nhân dân.
Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.