Lỗi nồng độ cồn là một mức phạt được quy định trong Nghị định về xử phạt lĩnh vực giao thông. Thực tế, công an xã, phường có được kiểm tra nồng độ cồn không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Công an xã, phường có được kiểm tra nồng độ cồn không?
- 2 2. Quy định về trang bị phương tiện và điều kiện cho công an xã tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ:
- 3 3. Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra và xử phạt lỗi nồng độ cồn?
- 4 4. Mức xử phạt lỗi nồng độ cồn mới nhất:
1. Công an xã, phường có được kiểm tra nồng độ cồn không?
Căn cứ Điều 7 Thông tư số
– Thực hiện thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ.
– Thống kê, báo cáo kết quả tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong kế hoạch.
– Thực hiện bố trí lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch.
– Nếu như không có sự tham gia đi cùng của lực lượng Cảnh sát giao thông thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Phạm vi thực hiện tuần tra, kiểm soát của lực lượng công an xã: trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý.
– Phạm vi những lỗi vi phạm công an xã được xử lý, bao gồm:
+ Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh.
+ Đỗ xe ở lòng đường trái quy định.
+ Điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu.
+ Chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật.
+ Các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông khác như: họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
Lưu ý: theo quy định nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
Theo các căn cứ trên, công an xã sẽ không có thẩm quyền kiểm tra nồng độ cồn trong máu của những người tham gia giao thông. Nhưng công an xã có quyền chuyển cho cấp có thẩm quyền để xử phạt.
2. Quy định về trang bị phương tiện và điều kiện cho công an xã tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ:
– Khi thực hiện tham gia tuần tra hay kiểm soát trật tự, anh toàn giao thông đường bộ, công an xã sẽ được trang bị các phương tiện nghiệp vụ, cụ thể gồm: còi, gậy chỉ huy giao thông và các biểu mẫu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
– Đối với phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu: công an xã phải có trách nhiệm thực hiện đúng quy định trên cơ sở quy định về quản lý phương tiện nghiệp vụ và chế độ công tác hồ sơ của ngành Công an.
Lưu ý, phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu được quản lý tập trung, bảo đảm an toàn tại trụ sở hoặc nơi làm việc.
Trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị Cảnh sát khác, Trưởng Công an xã phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định về trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu.
Nếu như trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu bị mất, hư hỏng hoặc thất lạc phải báo cáo ngay với đơn vị cấp phát theo quy định.
– Khi được trang bị các phương tiện nghiệp vụ, cơ quan công an xã chỉ được phép sử dụng trong quá trình làm nhiệm vụ, tuyệt đối không được sử dụng vào những mục đích cá nhân khác không phải là nhiệm vụ.
Khi sử dụng xong, kết thúc quá trình thực hiện nhiệm vụ, công an xã phải giao lại cho người có trách nhiệm trực tiếp quản lý. Khi thực hiện việc giao nhận phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu phải có ký nhận, ghi vào sổ theo dõi và quản lý chặt chẽ.
– Tuyệt đối không được sử dụng trái phép phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu hoặc giao phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu cho người không có trách nhiệm mượn, sử dụng hoặc mang về nhà riêng.
– Trong thời gian tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ, cơ quan công an xã sẽ được hưởng bồi dưỡng theo quy định của pháp luật đối với các lực lượng tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
3. Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra và xử phạt lỗi nồng độ cồn?
Căn cứ Điều 16 Thông tư số 65/2020/TT-BCA quy định thẩm quyền được phép dừng phương tiện giao thông để kiểm soát như sau:
Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát khi:
– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
– Đối với các mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát phải tuân thủ, tiến hành xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra.
– Các văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Lưu ý: Trong các văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.
– Nhận được tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Theo quy định trên, khi chiến sĩ cảnh sát giao thông đang thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra giao thông hoặc thuộc 1 trong những trường hợp trên sẽ có quyền dừng xe người đang điều khiển để kiểm tra nồng độ cồn.
4. Mức xử phạt lỗi nồng độ cồn mới nhất:
4.1. Mức xử phạt lỗi nồng độ cồn đối với xe đạp:
Nồng độ cồn | Mức tiền |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8 |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8) |
4.2. Mức xử phạt lỗi nồng độ cồn đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng:
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7) | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7) | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7) | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7) |
4.3. Mức xử phạt lỗi nồng độ cồn đối với xe máy:
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6) | Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6) | Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6) | Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6) |
4.4. Mức xử phạt lỗi nồng độ cồn đối với ô tô:
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5) | Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5) | Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5) | Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5) |
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Thông tư số 65/2020/TT-BCA.
Thông tư