Công an kinh tế đến kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong Công an nhân dân.
Khi tiến hành thực hiện hoạt động kinh doanh, việc thực hiện đúng các yêu cầu, các quy định của pháp luật là vô cùng cần thiết. Nếu như việc thực hiện không đúng sẽ bị tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất. Việc kiểm tra tranh tra này có thể sẽ có kế hoạch và được
1.Cơ sở pháp lý:
2.Giải quyết vấn đề:
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về đối tượng thanh tra kinh tế
Điều 4 Nghị định 41/2014/NĐ- CP.. quy định về đối tượng thanh tra trong cơ sở sản xuất kinh doanh
“1. Cơ quan, đơn vị và cá nhân thuộc Bộ Công an quản lý.
2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.
3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có hoạt động liên quan đến pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.”
Như vậy, qua quy định này ta có thể thấy, đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thì nội dung thanh tra có thể được thực hiện trên việc thanh tra về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thuộc vào phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an. Việc bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội luôn là trách nhiệm của mọi tổ chức hay cá nhân, đặc biệt đối với tổ chức thì việc bảo vệ giữ gìn trật tự lại càng trở nên quan trọng hơn. Bởi lẽ trong một tổ chức cần phải có việc giữ gìn và bảo vệ trật tự thì việc sản xuất kinh doanh mới có thể diễn ra thuận lợi. Trong mọi hoạt động thì việc bảo vệ giữ gìn trật tự luôn là công việc được ưu tiên hàng đầu và là nhiệm vụ quan trọng nhất. Chính vì lý do này,
2. Quy định về số lần được phép tiến hành thanh tra trong một năm
Đối với việc thanh tra ta chia ra thành hai trường hợp đó là thanh tra đúng quy định pháp luật và thanh tra đột xuất
Về hình thức thanh tra thì hầu như là giống nhau giữa hai hình thức. Tuy nhiên vì việc thanh tra là có mục đích rõ ràng nên tần suất và số lần thanh tra sẽ là khác nhau giữa thanh tra theo đúng quy định pháp luật và thanh tra đột xuất
+ Đối với thanh tra đúng quy định pháp luật
Việc thanh tra đúng với quy định pháp luật thì chỉ được phép tiến hành thực hiện một năm một lần
Việc thực hiện thanh tra cần có kế hoạch , thông báo rõ ràng và cụ thể về thời gian sẽ tiến hành thanh tra cho các cơ sở chuẩn bị thời an gian cũng như bố trí và sắp xếp công việc sao cho phù hợp với việc thực hiện tiến hành thanh tra của cơ quan nhà nước
+ Đối với thanh tra đột xuất
Vì đây là hình thức đột xuất cho nên việc thanh tra khi phát hiện cơ sở sản xuất kinh doanh có dấu hiệu vi phạm rõ ràng có thể tiến hành thanh tra, kiểm tra bất không hạn chế số lần trong một năm
Như vậy, ta có thể thấy rằng việc thanh tra , kiểm tra đột xuất sẽ không có quy định hạn chế về số lần thanh tra. Chỉ cần phát hiện cơ sở sản xuất hay cơ sở kinh doanh có dấu hiệu hoặc có hành vi vi phạm thì có thể thực hiện tiến hành thanh tra bất cứ lúc nào theo quy định pháp luật về thanh tra
3. Những hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình tiến hành thanh tra theo quy định
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật thanh tra 2010. quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình thanh tra như sau:
“1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.
2. Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao.
3. Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết luận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
4. Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức.
5. Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
6. Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thanh tra nhà nước; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.
7. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra.
8. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
9. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, ta có thể thấy đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra pháp luật cũng có những quy định rất chi tiết và cụ thể để bảo vệ quyền lợi không chỉ của bên thực hiện thanh tra kiểm tra mà còn bảo vệ quyền lợi của bên bị thanh tra kiểm tra. Một trong những hoạt động bị nghiêm cấm nhiều nhất không chỉ trong hoạt động thanh tra kiểm tra mà còn quy định trong nhiều hoạt động khác của Nhà nước đó chính là hành vi đưa nhận, môi giới hối lộ.
Không phải tự nhiên mà nhà nước ta đưa ra những quy định này, bởi lẽ đã thực hiện tiến hành xử lý rất nhiều hành vi sai phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra và phát hiện hành vi đưa hối lộ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Bên cạnh đó việc thanh tra viên, kiểm tra viên lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để đe dọa hay thực hiện những hành vi vượt quá giới hạn về thẩm quyền hay trách nhiệm được phép thực hiện. Đây cũng là một trong những hành vi bị ngăn cấm đặc biệt đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra
3. Trường hợp Công an kinh tế đến kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư Luật Dương gia. Em đang có một vấn đề vướng mắc cần Luật sư Luật Dương gia hỗ trợ giải đáp cho em như sau: Bên em có 1 câu hỏi muốn hỏi là: Công ty em đang hoạt động bình thường (Bên em hoạt động về công ty mỹ phẩm) thì có đội công an kinh tế đến kiểm tra đột xuất mà không xuất trình giấy tờ kiểm tra hay bất cứ giấy công tác kiểm tra nào vậy thì có hợp pháp và đúng quy định hay không? Xin cám ơn sự hỗ trợ và giải đáp của Luật sư Luật Dương gia
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Về thẩm quyền thanh tra
Căn cứ Điều 3 Nghị định 41/2014/NĐ- CP. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong Công an nhân dân:
“1. Hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước trong Công an nhân dân, gồm:
a) Thanh tra Bộ Công an (sau đây gọi là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Tổng cục;
c) Thanh tra Bộ Tư lệnh;
d) Thanh tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra Công an tỉnh). Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh);
đ) Thanh tra Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Thanh tra Công an huyện).”
Theo quy định tại Nghị định 41/2014/NĐ- CP các cơ quan, tổ chức và cá nhân Việt Nam đều có thể bị thanh tra trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.
– Về hình thức thanh tra:
Căn cứ Điều 37 Luật thanh tra 2010. Hình thức thanh tra
“1. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất.
2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
4. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.”
Theo
Và Điều 44 Luật thanh tra 2010. Quyết định thanh tra hành chính
“1. Quyết định thanh tra bao gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để thanh tra;
b) Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;
c) Thời hạn thanh tra;
d) Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của Đoàn thanh tra.
2. Chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra, quyết định thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất.”
Thông thường đối với trường hợp thanh tra thường xuyên và thanh tra theo kế hoạch quyết định thanh tra phải được gửi đến doanh nghiệp trước 5 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra. Ngoại trừ, trường hợp thanh tra đột xuất cơ quan tiến hành thanh tra không cần báo trước cho doanh nghiệp biết.
Tuy nhiên, dù không cần báo trước cho doanh nghiệp nhưng khi thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra đột xuất vẫn phải có quyết định thanh tra trong đó ghi rõ căn cứ ra quyết định thanh tra.
– Về tần suất thanh tra:
Căn cứ Điểm d Khoản 2 Mục II Nghị Quyết 35/NQ- CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020:
“Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật (không quá một lần/năm); kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra, trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng.”
Theo quy định hiện nay, mỗi doanh nghiệp chỉ phải bị thanh tra, kiểm tra 1 lần trong năm. Tuy nhiên, trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng có thể tiến hành thanh tra, kiểm tra bất không hạn chế số lần.
Như vậy, Công an kinh tế có thẩm quyền thanh, kiểm tra dưới hình thức thanh tra đột xuất mà không cần thông báo đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể tiến hành kiểm tra công ty của bạn (đối tượng được thanh tra) đoàn kiểm tra phải đưa ra căn cứ rõ ràng và phải công bố quyết định thanh tra do người có thẩm quyền ký. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu công an kinh tế xuất trình các giấy tờ trên theo quy định của pháp luật trước khi chấp hành quyết định và kết luận thanh tra, kiểm tra đột xuất.