Hiện nay, trong quá trình sinh sống và làm việc tại các địa phương khác nhau, người dân thường đặt ra một số thắc mắc và giải đáp xoay quanh lĩnh vực quản lý cư trú. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm trong việc quản lý cư trú của Công an các cấp?
Mục lục bài viết
1. Công an các cấp có trách nhiệm gì trong việc quản lý cư trú?
Hiện nay, đã có những quy định cụ thể và rõ ràng về chế định quản lý nơi cư trú. Cư trú chính là khái niệm để chỉ được công dân đang sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã phường hoặc sinh sống tại đơn vị hành chính cấp quận huyện (ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã phường), cư trú là một hoạt động được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó thì cơ sở dữ liệu về việc cư trú được xác định là các cơ sở dữ liệu chuyên ngành với mục đích tập hợp những thông tin cần thiết về việc cư trú của công dân, những cơ sở dữ liệu này đã được số hóa và lưu trữ, cũng như tiến hành hoạt động quản lý bằng các cơ sở hạ tầng thông tin và được kết nối chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc các cơ sở dữ liệu khác theo đúng quy định của pháp luật. Theo Luật Cư trú năm 2020 hiện nay, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú và nơi tạm trú. Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú và nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân sẽ được xác định là nơi ở hiện tại của chủ thể đó. Vậy câu hỏi đặt ra: Hiện nay công an cấp cấp có trách nhiệm gì trong việc quản lý cư trú của người dân? Để trả lời được câu hỏi này, cần căn cứ theo các quy định sau:
1.1. Trách nhiệm của công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý cư trú:
Căn cứ theo điều 22 của Thông tư 55/2021/TT-BCA hướng dẫn thi hành Luật Cư trú 2020, có những quy định cụ thể về trách nhiệm của công an cấp tỉnh và công an cấp thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý nơi cư trú, cụ thể như sau:
– Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương trong việc hướng dẫn và chỉ đạo, cũng như tổ chức các cuộc tuần tra, các cuộc điều tra phù hợp trên địa bàn nhằm mục đích thực hiện đúng quy định về quản lý cư trú tại địa phương của mình;
– Công an cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc chuẩn hóa dữ liệu sẵn có về nơi cư trú và xử lý những dữ liệu này theo đúng quy định của pháp luật đối với các dân cư tại địa phương mà mình quản lý để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và Vơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
– Công an cấp tỉnh còn có trách nhiệm trong việc phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông cũng như các Bộ, ban, ngành ở địa phương để thực hiện các buổi tuyên truyền pháp luật về nơi cư trú đến với người dân một cách rộng rãi;
– Có trách nhiệm báo cáo lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về các biện pháp giải quyết cũng như tình hình vướng mắc này xinh trong quá trình quản lý cư trú ở địa phương của mình, từ đó có những đề suất phù hợp lên các cấp có thẩm quyền nhằm nghiên cứu và hoàn thiện các văn bản pháp luật về cư trú sao cho đúng với thực tiễn;
– Có trách nhiệm trong việc đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ trong công tác phục vụ đăng ký và quản lý cư trú theo đúng quy định của pháp luật trong phạm vi mà mình quản lý, tiến hành các hoạt động tổng kết và thống kê về đăng ký, quản lý cư trú để cập nhật lên cơ sở dữ liệu, sau đó báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Công an;
– Có trách nhiệm trong việc tiến hành hoạt động thanh tra và kiểm tra, giải quyết khiếu nại và tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực về cư trú;
– Có trách nhiệm trong việc kiểm tra và chỉ đạo, cũng như hướng dẫn các công an cấp dưới, đó là công an cấp quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, về việc đăng ký và quản lý cư trú của người dân, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu về nơi cư trú;
– Thực hiện một số các trách nhiệm khác về quản lý cư trú theo quy định của chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ trưởng Bộ công an.
1.2. Trách nhiệm của công an cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý cư trú:
Căn cứ theo điều 23 của Thông tư 55/2021/TT-BCA hướng dẫn thi hành Luật Cư trú 2020, có những quy định cụ thể về trách nhiệm của Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, cụ thể như sau:
– Phải chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền đó là Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ủy ban nhân dân cấp quận huyện trong việc chỉ đạo và hướng dẫn, cũng như tiến hành các hoạt động kiểm tra và tổ chức quá trình thực hiện các quy định về quản lý cư trú trên địa bàn mà mình quản lý;
– Có trách nhiệm trong việc thu thập và cập nhật các thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật;
– Có trách nhiệm trong việc chỉ đạo và hướng dẫn công an cấp dưới đó chính là cấp xã phường về quá trình đăng ký và quản lý dân cư, có trách nhiệm trong việc kiểm tra và hướng dẫn các công an cấp dưới, vận hành và khai thác các cơ sở dữ liệu về cư trú;
– Phối hợp với các cơ quan có liên quan ở địa phương để tổ chức tuyên truyền pháp luật về cư trú phù hợp với quy định;
– Báo cáo cho cơ quan công an cấp trên đó là cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp quận huyện về tình hình thực hiện các biện pháp giải quyết những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình quản lý cư trú ở địa phương;
– Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân phù hợp với quy định của pháp luật, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực về cư trú theo đúng thẩm quyền;
– Đối với công an cấp quận huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì sẽ thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 33 của Luật Ca trú năm 2020 hiện hành;
– Thực hiện một số các trách nhiệm khác về quản lý cư trú theo quy định của chủ thể có thẩm quyền là công an cấp trên.
2. Quy định của pháp luật về nội dung kiểm tra cư trú:
Căn cứ vào Điều 25 của Thông tư 55/2021/TT-BCA hướng dẫn thi hành Luật Cư trú 2020, có quy định về nội dung kiểm tra cư trú như sau:
– Kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú, thu thập, cập nhật, khai thác thông tin cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
– Quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú;
– Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Ngoài ra thì hình thức kiểm tra cư trú sẽ được tiến hành định kỳ hoặc tiến hành đột xuất, hoạt động kiểm tra về cư trú có thể xuất phát do yêu cầu phòng chống tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó thì cơ quan đăng ký và quản lý cư trú sẽ cần phải nghiêm túc thực hiện các quy định mà pháp luật đã giao phó, thực hiện việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú của công dân, cũng như các chủ thể là hộ gia đình và cơ quan, tổ chức có liên quan một cách triệt để. Khi tiến hành hoạt động kiểm tra thì các lực lượng này được quyền huy động quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cấp cơ sở, bảo vệ các cơ quan và doanh nghiệp cùng tham gia. Đối với trường hợp cơ quan cấp trên kiểm tra thì sẽ phải phối hợp với cơ quan đăng ký cư trú cấp dưới.
3. Cơ quan nào thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú?
Căn cứ vào Điều 21 của Thông tư 55/2021/TT-BCA hướng dẫn thi hành Luật Cư trú 2020, có quy định về trách nhiệm của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội như sau:
– Trách nhiệm trong việc tham mưu xây dựng và trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ trưởng Bộ công an ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cư trú theo đúng thẩm quyền do pháp luật quy định;
– Giúp cho chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ trưởng bộ công an trong việc hướng dẫn và kiểm tra, đôn đốc công an tại các đơn vị và địa phương thực hiện các quy định về đăng ký và quản lý cư trú theo đúng quy định của pháp luật;
– Cập nhật thông tin về cư trú vào các Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng như Cơ sở dữ liệu về cư trú;
– Có kế hoạch tuyên truyền và tổ chức cũng như triển khai các quy định của pháp luật về cư trú sao cho phù hợp và hiệu quả;
– Kiểm tra và thanh tra, giải quyết các khiếu nại và tố cáo, cũng như xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo đúng quy định của pháp luật;
– Tổng hợp số liệu và tình hình về cư trú trên phạm vi toàn quốc … và một số trách nhiệm khác theo quy định tại Thông tư 55/2021/TT-BCA hướng dẫn thi hành Luật Cư trú 2020.
Như vậy, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội được xác định chính là cơ quan tiến hành kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Cư trú năm 2020;
– Thông tư 55/2021/TT-BCA hướng dẫn thi hành Luật Cư trú 2020.