Khái quát về nghĩa vụ quân sự? Điều kiện để con gái đi nghĩa vụ quân sự? Con gái đi nghĩa vụ quân sự làm gì và đi bao lâu?
Một trong những nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân đó chính là việc đi nghĩa vụ quân sự. Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Trước khi bắt đầu thực hiện nghĩa vụ quân sự, công dân tiến hành làm thủ tục đăng ký là nhập ngũ. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện và tiêu chuẩn để có thể đi nghĩa vụ quân sự theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Vậy để con gái được đi nghĩa vụ quân sự thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Và con gái đi nghĩa vụ quân sự phải làm gì và đi bao lâu? Để giải đáp những thắc mắc này của quý bạn đọc, mời quý bạn đọc tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
– Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BCA;
– Nghị định 14/2016/NĐ-CP quy định ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến và việc huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về nghĩa vụ quân sự:
Nghĩa vụ quân sự là sự phục vụ của một cá nhân hoặc một nhóm trong quân đội hoặc các lực lượng dân quân, không quân và hải quân khác, cho dù là một công việc đã chọn (tình nguyện) hay là kết quả của một quân dịch không tự nguyện (nghĩa vụ).
Một số quốc gia yêu cầu một số lượng nghĩa vụ quân sự cụ thể từ mọi công dân, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như giới hạn được xác định bởi niềm tin thể chất hoặc tôn giáo của quân đội.
Các quốc gia đăng ký nghĩa vụ quân sự thường cũng dựa vào việc công dân lựa chọn tham gia lực lượng vũ trang như một sự nghiệp.
Một số quốc gia có lực lượng vũ trang không bao gồm nhân viên của họ. Thay vào đó, họ thúc đẩy sự nghiệp quân sự để thu hút và tuyển chọn tân binh; xem tuyển quân.
Một số quốc gia, thường là nhỏ hơn, hoàn toàn không có lực lượng vũ trang hoặc dựa vào lực lượng an ninh nội địa có vũ trang
Trên cơ sở quy định tại
2. Điều kiện để con gái đi nghĩa vụ quân sự:
Căn cứ quy định tại Điều 7
Trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định như sau:
“2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.”
“Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển quân
1. Tuổi đời:
Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Gọi từ lứa tuổi thấp đến lứa tuổi cao.
….
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định của liên Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ, các tiêu chuẩn khác về sức khỏe thực hiện theo tiêu chuẩn chung.
c) Những công dân mắt tật khúc xạ về mắt (cận thị, viễn thị), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS, không gọi nhập ngũ vào Quân đội”.
– Trong độ tuổi gọi nhập ngũ (theo Điều 30, Luật Nghĩa vụ quân sự) độ tuổi gọi nhập ngũ quy định như sau: “công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ, độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Với sinh viên cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi”.
– Đáp ứng những tiêu chuẩn chính trị (Theo Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BCA). Không xăm da (bằng kim) với hình thù kinh dị, phản cảm… ở các vị trí lộ diện như mặt, cổ, tay (từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống); chân (1/3 từ dưới đùi trở xuống).
– Đạt trình độ văn hóa lớp 8 trở lên; Riêng các địa phương khó khăn (đã có quyết định của cấp có thẩm quyền) thì được tuyển chọn công dân có trình độ lớp 7. Nếu ở xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế – xã hội khó khăn, dân tộc thiểu số: yêu cầu phải có trình độ văn hóa cấp tiểu học.
3. Con gái đi nghĩa vụ quân sự làm gì và đi bao lâu?
Công dân nữ cũng phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định như đã nêu ở trên thì mới được đi nghĩa vụ quân sự theo như quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự Việt Nam hiện hành và các văn bản pháp luật khác có quy định về vấn đề này. Như vậy, công dân nữ nếu được phục vụ trong quân đội thì họ sẽ làm những công việc gì?
Để giải đáp băn khoăn về nội dung liên quan đến việc công dân nữ nếu nếu được phục vụ trong quân đội thì họ sẽ làm những công việc gì thì phải căn cứ tại Điều 3 Nghị định 14/2016 của Chính phủ có quy định những ngành, nghề chuyên môn của công dân nữ phù hợp yêu cầu Quân đội nhân dân. Cụ thể những ngành nghề như dưới đây.
Công dân nữ có các ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; đại học, cao đẳng; trung cấp:
– Tài chính, kế toán, Luật, máy tính và công nghệ thông tin; Y dược (Y đa khoa; Y học dự phòng; Y học cổ truyền; Phục hồi chức năng; Răng – Hàm – Mặt…); Văn thư – Lưu trữ – Bảo tàng: Lưu trữ học, Bảo tàng học…
– Hoặc trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ngành ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài các ngành ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật…
– Hoặc có trình độ đại học, cao đẳng ngành: sư phạm về Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng các dân tộc ít người, Ngoại ngữ; nghệ thuật nghe nhìn;
– Hoặc người được đào tạo về nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật nghe nhìn trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp.
Bên cạnh đó, những ngành, nghề, chuyên môn phù hợp với yêu cầu Quân đội nhân dân còn có ngành hàng không về kiểm soát không lưu; nhóm nghề kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông hàng không với người có trình độ trung cấp.
Như vậy, nếu con gái tự nguyện đi nghĩa vụ quân sự có thể làm những công việc nêu trên. Trên thực tế thì ngành nghề phù hợp với yêu cầu của Quân đội cũng khá đa dạng nếu con gái tự nguyện đi nghĩa vụ quân sự có thể làm những công việc trên (nếu không học trình độ đại học thì học cao đẳng)….., hoặc tham gia nghĩa vụ sau đó được đi đào tạo những ngành này nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định…để có thể phục vụ trong quân đội.
Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ căn cứ vào Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Tuy nhiên, Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn thay vì sẽ được xuất ngũ khi hết thời hạn phục vụ tại ngũ theo như quy định tại khoản 2, Điều 43 Luật nghĩa vụ quân sự 2015.
Cụ thể, đang trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự mà người đó bị bệnh có kết luận của Hội đồng y khoa kết luận là không đủ sức khẻo để tiếp tục phụ tại ngũ thì được xuất ngũ trước thời hạn căn cứ theo hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 279/2017/TT-BQ. Hoặc người đang phục vụ tại ngũ mà gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Bên cạnh đó, người đang phục vụ tại ngũ nếu không đủ tiêu chuẩn chính trị theo quy định tại Điều 5, Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BCA cơ quan bảo vệ an ninh quân đội đưa ra quyết định để xem xét buộc người này phải xuất ngũ.
Như vậy, có thể thấy rằng, để con gái có thể nhập ngũ để phục vụ trong quân ngũ theo như quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì cần phải đáp ững các điều kiện về dộ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa, những tiêu chuẩn chính trị,… Và cũng như các chiến sỹ tham gia phục vụ trong quân ngũ khác thì con gái khi tham gia phuc vụ trong quân ngũ cũng thực hiện thời gian là 24 tháng hoặc có thể xuất ngũ trước thời hạn nếu như gười đó đang trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự mà bị bệnh có kết luận của Hội đồng y khoa kết luận là không đủ sức khẻo để tiếp tục phụ tại ngũ hoặc người đang phục vụ tại ngũ mà gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một trong những quy định để những công dân là nữ giới có thể thực hiện được lòng yêu nước của mình đối với Tổ quốc.