Con đẻ là con, con dâu cũng là con, con rể cũng là con. Nhưng pháp luật có phân biệt mối quan hệ này không? Theo quy định của pháp luật hiện hành, con rể có được hưởng thừa kế của bố mẹ vợ không? Trường hợp nào con rể được hay không được nhận thừa kế từ bố mẹ vợ?
Mục lục bài viết
1. Quyền thừa kế theo quy định của pháp luật:
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 tại điều 609 về quyền thừa kế như sau:
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Theo như quy định trên thì cá nhân có quyền sở hữu tài sản thì có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người khác hưởng sau khi chết. Việc lập di chúc phải tuân theo các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực di chúc. Trường hợp cá nhân không lập di chúc, thì tài sản để lại của mình cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật. Pháp luật quy định trình tự, thủ tục chuyển dịch di sản của người để lại thừa kế cho những người thừa kế.
Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật có quyền nhận hoặc từ chối nhân di sản, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với người thứ ba. Thừa kế theo pháp luật phát sinh dựa trên một trong các quan hệ sau: hôn nhân, huyết thống, hoặc nuôi dưỡng. Thừa kế theo di chúc phát sinh theo ý chí chủ quan của người lập di chúc mà không có điều kiện bắt buộc. Người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản của mình cho bất kỳ chủ thể nào, vì vậy, nếu di chúc chỉ định pháp nhân thì pháp nhân đó là người thừa kế theo di chúc.
2. Người thừa kế theo quy định của pháp luật:
Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Sau khi mở thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người để lại thừa kế sẽ được chuyển cho những người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Người được hưởng các quyền và phải thi hành các nghĩa vụ đó gọi là người thừa kế. Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức, là người được chỉ định trong di chúc. Người thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ gia đình và người để lại di sản, do vậy người thừa kế theo pháp luật phải là cá nhân.
Trường hợp người thừa kế theo pháp luật là cá nhân theo quy định của pháp luật: Trường hợp người chết không có di chúc định đoạt tài sản của mình, thì di sản được chia theo một trình tự do pháp luật quy định. Pháp luật quy định những người được hưởng di sản phải là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng với người để lại di sản. Khi người có tài sản chết, mọi quan hệ pháp luật chấm dứt đối với người đó, nhưng sự kiện chết sẽ làm phát sinh những quan hệ phát luật khác.
Kể từ thời điểm mở thừa kế, quan hệ pháp luật thừa kế được phát sinh. Những người thừa kế sẽ tham gia vào quan hệ này với tư cách là chủ thể, cho nên họ phải có năng lực chủ thể pháp luật quy định. Tuy nhiên có những trường hợp pháp luật quy định khi phân chia di sản nếu người vợ góa đang mang thai, thì phải dành một phần để thai nhi được sinh ra và còn sống sẽ là người thừa kế của người chết và được hưởng phần di sản đó.
Như vậy, nếu một người chưa thành thai vào thời điểm mở thừa kế nhưng sinh ra mà chết ngay thì không được hưởng di sản thừa kế. Người thừa kế theo pháp luật phải có quan hệ gia đình với người để lại di sản, cho nên người thừa kế sinh ra còn sống và đã thành thai trước thời điểm mở thừa kế thì mặc nhiên được coi là con hoặc là cháu của người đã chết. Theo khoản 1 điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Muốn xác định người con sinh ra sau khi bố chết đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế hay chưa, dung phương pháp suy đoán pháp lý là một thai nhi tồn tại tối đa khoảng 300 ngày khoản 1 điều 88
3. Quy định về con rể được hưởng di sản của bố mẹ vợ:
3.1. Trường hợp con rể không được hưởng di sản của bố mẹ vợ:
Theo điều 651 quy định về hàng thừa kế theo quy định của pháp luật thì con dâu
Điều 651: Người thừa kế theo pháp luật:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Diện thừa kế là phạm vi những người có quyền hưởng di sản của người chết theo quy định của pháp luật. Diện những người thừa kế được xác định dựa trên ba mối quan hệ với người để lại di sản : hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng.
Quan hệ hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng trên cơ sở kết hôn hợp pháp ( theo các điều kiện do pháp luật quy định tại thời điểm kết hôn). Trên cơ sở quan hệ huyết thống từ gần đến xa, pháp luật phân chia diện những người thừa kế thành các hàng thừa kế. Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và
Hàng thừa kế thứ hai: Để xác định hàng thừa kế thứ hai cần làm rõ các khái niệm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại và anh chị em ruột. Cụ thể ông nội, bà nội là người đã sinh ra cha của một người; ông ngoại, bà ngoại là người đã sinh ra mẹ của người đó. Anh, chị, em ruột là những người có cùng ít nhất cha hoặc mẹ. Quan hệ này chỉ được xác định trên quan hệ huyết thống.
Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội là người đã sinh ra ông nội hoặc bà nôi của một người. Tương tụ cụ ngoại là người đã sinh ra ông ngoại hoặc bà ngoại của người đó. Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của một người là những anh, chị, em ruột của bố đẻ hoặc mẹ đẻ của người đó.
3.2. Trường hợp con rể được hưởng di sản của bố mẹ vợ:
Quyền của người lập di chúc theo quy định của pháp luật theo điều 626 của Bộ luật dân sự được quy định như sau:
Điều 626. Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Người lập di chúc là người có tài sản muốn định đoạt tài sản của mình cho người khác hưởng sau khi chết. Người lập di chúc phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, bởi vì di chúc là giao dịch một bên ( hành vi pháp lý đơn phương) cho nên năng lực chủ thể của người lập di chúc phải phù hợp với năng lực của người tham gia giao dịch. Lập di chúc là sự tự nguyện của người lập di chúc, người lập di chúc có quyền quyết định cho cá nhân, chủ thể khác hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản của mình sau khi chết. Nếu người lập di chúc bị ép buộc, lừa dối trong việc lập di chúc thì di chúc đó bị vô hiệu.
Trường hợp người lập di chúc là người chưa thành niên ( từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi) khi lập di chúc phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý cho lập di chúc. Cha mẹ hoặc người giám hộ không được can thiệp vào nội dung của di chúc. Vì người lập di chúc là người chưa thành niên, cho nên không thể nhận thức đầy đủ hậu quả của hành vi lập di chúc, do vậy pháp luật quy định cần phải có sự kiểm soát của cha, mẹ hoặc người giám hộ .
Tuy nhiên cha, mẹ hoặc người giám hộ không được ép người chưa thành niên lập di chúc theo ý của mình. Người lập di chúc có quyền quyết định cho cá nhân, chủ thể khác hưởng di sản của mình sau khi chết.
Như vậy qua theo quy định của pháp luật như chúng tôi vừa phân tích nêu trên, con dâu, rể không được hưởng thừa kế trừ khi người để lại di sản thừa kế lập di chúc phân chia cho họ tài sản.