Trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng? Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng? Vậy con ăn trộm tài sản của người khác, bố mẹ có phải bồi thường không?
Nếu như đối với hợp đồng, khi thiệt hại xảy ra thì việc viện dẫn các quy định tại Hợp đồng giúp cho việc giải quyết và xác định trách nhiệm bồi thường được dễ dàng và tiến hành hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường hợp không có hợp đồng, hay giữa các bên đã xác định về trách nhiệm bồi thường, đó chính là những trường hợp thiệt hại xảy ra bất chợt, không dự liệu được, gọi chung là bồi thường ngoài hợp đồng. Và trong việc giải quyết bồi thường đó, thì xác định cá nhân nào có trách nhiệm bồi thường là vấn đề thiết yếu, và quan trọng hàng đầu. Bài viết dưới đây luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về xác định trách nhiệm bồi thường bồi thường ngoài hợp đồng nói chung và xác định trách nhiệm bồi thường trong trường hợp con cái trộm cắp.
Luật sư
1. Trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng
Bồi thường được hiểu là một dạng nghĩa vụ dân sự phát sinh do hành vi gây thiệt hại nhằm buộc bên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đề bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Thiệt hại được hiểu phổ biến bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Trong đó, thiệt hại về vật chất là những thiệt hại như tài sản bị mất, hủy hoại, bị hư hỏng, chi phí bỏ ra để khắc phục, ngăn chặn thiệt hại, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản cùng với hoa lợi, lợi tức. Còn thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại như tổn thất về danh dự, uy tín, nhân phẩm.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một dạng cụ thể của trách nhiệm dân sự nói chung là là một loại trách nhiệm pháp lý, có tính cưỡng chế của Nhà nước nhằm buộc người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác phải bồi thường, đồng thời giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại không có quan hệ hợp đồng hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không liên quan tới nội dung hợp đồng.
Tại Điều 584
2. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Người gây thiệt hại có thể là bất cứ chủ thể nào, cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, chủ thể bồi thường thiệt hại phải là người có “khả năng” bồi thường và chính là phải tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, mặc dù thiệt hại xảy ra có thể không phải do hành vi trái pháp luật của họ. Để xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì phải xác định xem họ có năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể được hiểu là khả năng chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi đối với mình từ thiệt hại gây ra. Tại Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân. Cụ thể thì quy định như sau:
“Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
Theo quy định trên, thì các nhà làm luật xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên năng lực hành vi dân sự, tình trạng tài sản mà khả năng bồi thường của cá nhân. Người gây ra thiệt hại chi phải chịu trách nhiệm bồi thường khi họ có năng lực hành vi dân sự. Bên cạnh nguyên tắc này, thì Bộ luật dân sự năm 2015 còn hướng tới việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị xâm hại khi quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường cũng như khả năng bồi thường của những người gây thiệt hại mà chỉ có một phần năng lực hành vi dân sự. Như việc quy định người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại có tài sản riêng thì họ phải trả bằng tài sản của mình để bồi thường, nếu họ không có tài sản hoặc có nhưng không đủ để bồi thường thì cha, mẹ của họ phải trả bằng tài sản của mình để bồi thường. Hay đối với thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra, thì đây là những chủ thể đã có một phần khả năng nhận thức nên tại Bộ luật dân sự cũng xác định họ là người có một phần năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, những cá nhân này còn có nhiều hạn chế trong nhận thức nên đa phần họ không thể làm chủ, điều khiển được các hành vi của mình. Để xác định và nâng cao trách nhiệm của cha, mẹ trong việc giáo dục và quản lý con cái nên Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định cha, mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi con chưa đủ 15 tuổi gây ra. Trường hợp cha, mẹ không có tài sản hoặc có nhưng không đủ mà người gây thiệt hại lại có tài sản riêng thì cha mẹ được dùng tài sản đó để bồi thường thiệt hại nếu còn thiếu.
Tại Khoản 3 Điều 586 này đã mở rộng thêm trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người gây thiệt hại là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ so với
3. Vậy con ăn trộm tài sản của người khác, bố mẹ có phải bồi thường không?
Từ những phân tích ở trên, tùy từng trường hợp con trộm cắp tài sản, gây thiệt hại, thì cha mẹ có trách nhiệm bồi thường. Có thể chia ra thành các trường hợp sau:
* Trường hợp con chưa đủ mười lăm tuổi trộm cắp gây thiệt hại
Đối với trường hợp này, thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con dưới 15 tuổi trộm cắp thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó của con để bồi thường phần còn thiếu.
Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với trường hợp con dưới 15 tuổi trộm cắp, nhưng gây thiệt hại trong thời gian ở trường học, khi này trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về trường học, theo quy định tại Khoản 1 Điều 599 Bộ luật dân sự năm 2015: “1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.”. Tuy nhiên, nếu trường học chứng minh được trường học không có lỗi trong quản lý học sinh thì cha, mẹ có trách nhiệm bồi thường
* Trường hợp con đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi trộm cắp gây ra thiệt hại
Trong trường hợp này, thì người con phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
* Trường hợp con thành niên (trên 18 tuổi) nhưng thuộc trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức trộm cắp gây thiệt hại
Trong trường hợp này thì cha mẹ có trách nhiệm bồi thường nếu cha mẹ là người giám hộ theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Bộ luật dân sự năm 2015, khi đó, cha mẹ được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu cha, mẹ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
* Trường hợp con thành niên (trên 18 tuổi) trộm cắp gây thiệt hại
Khi này con đã thành niên, không thuộc trường hợp mất năng vi dân sự, khó khăn trong khả năng nhận thức .., thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người con, bố mẹ không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại