Xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, có thể trả thù cá nhân hoặc cạnh tranh không lành mạnh, nhiều người có hành vi cố ý tố giác và báo tin giả về tội phạm tại cơ quan có thẩm quyền mặc dù biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật. Vậy hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cố ý tố giác, báo tin giả về tội phạm bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng. Trong đó có quy định về mức xử phạt đối với hành vi cố ý tố giác và báo tin giả về tội phạm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với những đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, có hành vi xúc phạm lăng mạ, có hành vi bôi nhọ danh dự và nhân phẩm của người khác trái quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Tổ chức hoặc xúi giục, có hành vi lôi kéo hoặc dụ dỗ phải có hành vi kích động người khác dưới bất kỳ hình thức nào để thực hiện hoạt động cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Có hành vi thông báo tin giả hoặc không đúng sự thật đến cơ quan tổ chức có thẩm quyền trái quy định của pháp luật;
– Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114 và 115 hoặc gọi điện đến các đường dây nóng của các cơ quan, đường dây nóng của các tổ chức để quay rối hoặc đe dọa hoặc xúc phạm các cơ quan có thẩm quyền;
– Thực hiện hành vi sản xuất hoặc tàng trữ, vận chuyển “đèn trời” trái quy định của pháp luật;
– Thiết kế hoặc sản xuất, có hành vi sửa chữa hoặc bảo dưỡng, tiến hành thử nghiệm các tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang thiết bị của tàu bay không người lái, các phương tiện siêu nhẹ khi không có đầy đủ hồ sơ, không có đầy đủ các loại tài liệu và giấy tờ pháp lý đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng ký theo quy định của pháp luật;
– Thiết kế hoặc sản xuất, sửa chữa hoặc bảo dưỡng, thử nghiệm các loại tàu bay, các loại động cơ tàu bay, tránh các tàu bay trái quy định của pháp luật, các trang thiết bị của tàu bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ tuy nhiên không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhân lực theo giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phù hợp với quy định của pháp luật;
– Thiết kế hoặc sản xuất, sửa chữa hoặc bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, thử nghiệm các loại động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, các trang thiết bị của tàu bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ không đáp ứng đầy đủ điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ, nhà xưởng và các loại sân bãi phù hợp với giấy phép đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
– Thiết kế hoặc sản xuất, sửa chữa hoặc bảo dưỡng, thử nghiệm các loại tàu bay và động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang thiết bị của tàu bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ không đáp ứng điều kiện và không đáp ứng tiêu chuẩn về an ninh an toàn và các điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, đối với hành vi cố ý tố giác và báo tin ra tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì các cá nhân đó có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Tuy nhiên cần phải lưu ý, mức phạt tiền này sẽ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, còn đối với tổ chức vi phạm thì sẽ bị phạt tiền gấp hai lần đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tức là sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
2. Hành vi cố ý tố giác, báo tin giả về tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi cố ý tố giác và báo tin giả về tội phạm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống căn cứ theo quy định tại Điều 156 của
– Hành vi bịa đặt nhầm mục đích xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác hoặc gây thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của người khác trái quy định của pháp luật;
– Hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt và trái quy định của pháp luật, lan truyền những điều biết rõ đó là những điều không có sự thật nhầm mục đích xúc phạm danh dự nhân phẩm hoặc gây thiệt hại về quyền lợi hợp pháp của người khác;
– Hành vi bịa đặt người khác là người có tội và tố cáo họ trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng đối với dạng hành vi này thì đây được xác định là hành vi đặc biệt của người phạm tội vu khống. Người phạm tội có hành vi tố cáo người khác là người có tổ chức cơ quan nhà nước có thẩm quyền như
Mức hình phạt cao nhất trong trường hợp này là phạt tù lên đến 07 năm. Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Trách nhiệm bồi thường khi có hành vi cố ý tố giác, báo tin giả về tội phạm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 584 của
– Chi phí hợp lý để hạn chế và khắc phục thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Các thiệt hại khác do pháp luật quy định.
Bên cạnh đó, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp danh dự nhân phẩm và uy tín của người khác bị xâm phạm còn có thể phải bù đắp tổn thất về tinh thần. Tức là ngoài mức bồi thường theo như phân tích nêu trên thì cần phải dành ra một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Mức bồi thường tổn thất về tinh thần sẽ do các bên thỏa thuận, nếu như các bên không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự nhân phẩm và uy tín bị xâm hại là không vượt quá 10 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định hiện nay.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.