Có thể thay đổi phán quyết bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không? Nghĩa vụ trả nợ của người vay tiền.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Luật Sư. Nhờ luật sư tư vấn giúp em trường hợp này: - Cô Út của em cho Bà hàng xóm mượn tiền + chơi hụi tổng số tiền là 130.000.000 đ. - Năm 2013 tòa án xử Bà đó phải trả tiền cho Cô Út của em. Nhưng vì Bà này xin là nợ nần chồng chất nên xin một nữa, một nữa còn lại hứa sẽ trả liền cho Cô Út ngay sau khi có quyết định của tòa. - Cô Út đồng ý và tòa án đã ra quyết định là Bà này phải trả cho Cô Út là 65.000.000 đ. - Nhưng Bà này không giữ lời hứa, từ ngày tòa án ra quyết định đến hôm nay là 5 năm rồi Bà này vẫn không trả. - Đến nay Cô Út mới viết đơn nhờ cưỡng chế thi hành án, Bà này lại xin tiếp là chỉ trả 70% thôi. => Bây giờ Cô Út rất bức xúc vì đã nhân nhượng rồi mà ngta vẫn không trả cố ý xin luôn vậy đó. Cô Út muốn Bà này phải trả cho Cô đủ 130.000.000 đ như lúc đầu + tiền lãi có được hay không? Và thủ tục làm sao vì tòa đã ra quyết định rồi là trả 65.000.000 đ thôi. Bà này đủ khả năng thi hành án, vì lúc trước Bà lấy tiền của rất nhiều người + của Cô Út nữa mua đất Cao Su, nhà cửa... mà đứng tên Con của Bà. Giờ Bà cứ nói là tài sản của con Bà, Bà không có gì hết, nên cứ khất nợ rồi muốn xin luôn, cố tình lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của người khác. Em rất mong nhận được tư vấn của Luật sư, vì Cô Út đã khá lớn tuổi k xin được việc làm, rất nghèo khổ. Em là cháu dâu muốn đòi lại quyền lợi cho Cô. Cảm ơn Luật sư rất nhiều.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2015
2. Nội dung tư vấn:
Điều 466
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Bạn thông tin cô Út cho bà hàng xóm mượn số tiền là 130 triệu đồng, quá hạn trả nợ, cô Út khởi kiện ra
– Nếu cô Út đồng ý chỉ lấy số tiền của bà hàng xóm là 65 triệu đồng, số tiền còn lại sẽ không đòi nữa thì hiện tại cô Út sẽ không thể yêu cầu đòi số tiền là 130 triệu đồng nữa.
– Nếu cô Út thỏa thuận với bà hàng xóm đồng ý cho trả trước 65 triệu đồng, số tiền còn lại là 65 triệu đồng sẽ trả sau thì hiện tại cô Út có thể khởi kiện yêu cầu đòi số tiền còn lại. Số tiền 65 triệu đồng trước đó đã có bản án của Tòa án thì cô Út viết đơn yêu cầu thi hành án đến cơ quan thi hành án để được giải quyết.
Nếu bà hàng xóm đó có khả năng trả nợ cho cô Út nhưng cố tình không trả có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017 về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Do đó, cô Út có thể viết đơn trình báo lên