Mặc dù thế chấp quyền tài sản không phải là một biện pháp bảo đảm mới ở Việt Nam, song trong thực tế, không ít ngân hàng thương mại còn lúng túng khi xác lập các hợp đồng bảo đảm đặc biệt là cổ phần, vốn góp? Vậy có thể đăng ký giao dịch bảo đảm với cổ phần, vốn góp?
Mục lục bài viết
1. Có thể đăng ký giao dịch bảo đảm với cổ phần, vốn góp không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về việc áp dụng pháp luật và thỏa thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thực hiện như sau
– Đối với trường hợp pháp luật về đất đai, đầu tư, nhà ở, doanh nghiệp, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, tài nguyên thiên nhiên, thủy sản, lâm nghiệp, hàng không, hàng hải, sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ hoặc lĩnh vực khác có quy định đặc thù về tài sản bảo đảm, xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc xử lý tài sản bảo đảm thì sẽ áp dụng quy định đặc thù đó.
– Trường hợp bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm bị tuyên bố về việc phá sản thì việc thực hiện đối với các nghĩa vụ về tài sản, xử lý khoản nợ có bảo đảm và các biện pháp bảo toàn tài sản áp dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.
– Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 187
– Định đoạt về phần vốn góp của mình bằng cách để thế chấp, cầm cố thừa kế, tặng cho và dưới các hình thức khác được thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; đối với trường hợp chết thì người thừa kế sẽ thay thế đối với các thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty;
Như vậy, theo đó thì đối với các thành viên góp vốn mà có quyền định đoạt về phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 thì thế chấp tài sản trong đó bao gồm tài sản là phấn vốn góp của thành viên góp vốn đó là một trong các biện pháp nhằm để thực hiện việc bảo đảm thực hiện đối với phần nghĩa vụ. Do đó, thành viên góp vốn có thể sử dụng phần vốn góp của mình trong công ty hợp danh làm tài sản bảo đảm trong các giao dịch dân sự.
2. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm là phần vốn góp của thành viên trong công ty hợp danh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 quy định phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau:
– Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm sẽ có quyền thực hiện việc thỏa thuận một trong các phương thức để xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
+ Bán đấu giá đối với phần tài sản;
+ Bên nhận bảo đảm sẽ phải tự bán tài sản;
+ Bên nhận bảo đảm sẽ phải nhận chính tài sản để thay thế cho những việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
+ Ngoài ra áp dụng một số phương thức khác.
– Đối với trường hợp không có thỏa thuận về phương thức để thực hiện việc xử lý tài sản đã bảo đảm thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản sẽ được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Theo quy định được nêu trên thì tài sản là phần vốn góp của thành viên công ty hợp danh sẽ được xử lý theo những phương thức sau:
Trường hợp thứ nhất:
Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm sẽ phải có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản, thì tài sản bảo đảm có thể được xử lý bằng những cách sau:
– Bán đấu giá đối với tài sản thực hiện bảo đảm cho nghĩa vụ;
– Bên nhận bảo đảm sẽ phải tự bán tài sản bảo đảm;
– Bên nhận bảo đảm sẽ phải nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
– Ngoài ra, áp dụng các phương thức khác theo sự thỏa thuận của các bên.
Trường hợp thứ hai:
Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm nếu như không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản thì đối với phần tài sản đó sẽ được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Nhà đầu tư có thể dùng cổ phần của mình để cầm cố được không?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì không quy định cụ thể về quy định loại tài sản nào sẽ được cầm cố. Tuy nhiên, gọi chung là tài sản thì sẽ được áp dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Căn cứ theo quy định tại Điều 295 Bộ Luật Dân sự 2015 được hướng dẫn bởi Chương II Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong đó bao gồm:
– Tài sản hiện đang có hoặc tài sản được xác định là tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
– Tài sản hiện được bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
– Tài sản mà thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ hiện bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
– Tài sản hiện đang thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Tại quy định ở khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định cụ thể như sau:
– Giấy tờ có giá được coi là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá đối với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì cổ phần cũng được coi là một loại tài sản, khi được phát hành cổ phiếu, cổ đông sẽ được ghi tên trên sổ đăng ký cổ đông, sổ này được coi là giấy tờ có giá. Do vậy cổ đông có thể cầm cố cổ phần của mình.
4. Cổ đông có được thế chấp cổ phần?
Để biết được cổ đông hiện có được thế chấp cổ phần hay không thì cần xem xét 02 yếu tố sau:
– Cổ phần đó có phải là tài sản?
– Khi nào thì cổ đông được thế chấp cổ phần?
Cụ thể như sau:
– Cổ phần là tài sản
Căn cứ theo quy định tại Điều 105 và Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015, cổ phần là tài sản sẽ được thể hiện bằng cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015, cổ phần là tài sản và là đối tượng trong các giao dịch bảo đảm.
– Cổ đông được quyền thế chấp cổ phần
Căn cứ khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, thì thế chấp tài sản đó là việc mà một bên dùng chính tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu cổ phần căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 và có các quyền của chủ sở hữu.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, quyền sở hữu trong đó bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu trên thì cổ đông được phép thế chấp cổ phần để bảo đảm các nghĩa vụ, trong đó thể thế chấp để vay tiền.
Khi thế chấp, thì bên thế chấp sẽ không giao tài sản cho bên nhận thế chấp, cổ phần vẫn thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp và tổ chức, cá nhân đó vẫn có các quyền và nghĩa vụ trong công ty cổ phần căn cứ theo Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật Doanh nghiệp 2020;
– Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010;
– Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
THAM KHẢO THÊM: