Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc được biết đến là quốc gia cổ đại đầu tiên trên đất nước Việt Nam, khai sinh ra nền văn minh của Việt Nam, có cơ sở hình thành từ sự phát triển của nền văn hóa nào? Xin mời các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời cho câu hỏi trên.
Mục lục bài viết
1. Cơ sở văn hóa hình thành Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc:
A. Đông Sơn.
B. Đồng Nai.
C. Sa Huỳnh.
D. Óc Eo.
Đáp án: A. Đông Sơn.
Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc được hình thành dựa trên nền tảng của văn hóa Đông Sơn với sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương mại.
Văn hóa Đông Sơn là nền văn hóa cổ đại phát triển mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở phía Bắc Việt Nam từ khoảng 1000 trước Công Nguyên (CN) đến khoảng thế kỷ 1 CN. Nền văn hóa này được biết đến nhiều nhất qua những chiếc đồng khí trang trí tinh xảo, đặc biệt là những chiếc trống đồng Đông Sơn có họa tiết phức tạp và đẹp đẽ.
Cư dân Đông Sơn đã xây dựng nên những cộng đồng làng xã chặt chẽ, hệ thống chính trị và xã hội có tổ chức, là tiền đề cho việc hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc sau này.
2. Cơ sở về điều kiện tự nhiên hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc:
- Vùng lãnh thổ chính của Văn Lang – Âu Lạc bao gồm lưu vực các sông lớn như sông Hồng, sông Mã và sông Cả, tạo điều kiện cho việc định cư và phát triển nông nghiệp.
- Đất đai màu mỡ do hệ thống sông bồi đắp phù sa đã tạo nên các vùng đồng bằng châu thoáng đãng, lý tưởng cho việc trồng trọt và chăn nuôi.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc điểm nóng ẩm, mưa nhiều theo mùa, cung cấp điều kiện lý tưởng cho việc canh tác và phát triển các loại cây trồng.
- Sự gần gũi với biển và việc tiếp giáp với các nền văn minh khác qua biên giới phía Bắc đã thúc đẩy sự giao lưu văn hóa và thương mại.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như sắt, đồng, chì, thiếc,… là cơ sở quan trọng cho việc phát triển công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt.
- Các yếu tố tự nhiên này kết hợp với sự phát triển của xã hội và sự phân hóa xã hội đã tạo nên nền tảng vững chắc cho sự hình thành và phát triển của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
3. Bài tập vận dụng liên quan kèm đáp án:
Câu 1: Địa bàn lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Tây Bắc và Đông Bắc
B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
Đáp án: B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
Giải thích:
Tiệm vàng lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay. (Sách giáo khoa Lịch sử 6 trang 62).
Câu 2: Điểm giống nhau giữa nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc là gì?
A. Có vũ khí tốt (nỏ Liên Châu)
B Nhà nước đã có luật pháp thành văn
C. Tổ chức bộ máy nhà nước
D. Quân đội được tổ chức quy củ
Đáp án: C. Tổ chức bộ máy nhà nước
Giải thích:
Điểm giống nhau giữa nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc là
– Đứng đầu nhà nước là vua
– Cả nước chia làm các bộ, do Lạc tướng đứng đầu
– Bồ chính đứng đầu các chiềng, chạ
Câu 3: Nội dung nào sau đây không đúng về nước Âu Lạc?
A. Địa bàn chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
B. Xây dựng được thành Cổ Loa kiên cố
C. Kinh đô đặt ở Phong Châu (Phú Thọ)
D. Có quân đội mạnh, vũ khí tốt
Đáp án: C. Kinh đô đặt ở Phong Châu (Phú Thọ)
Giải thích:
Kinh đô của nhà nước Âu Lạc đặt ở Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội). (Sách giáo khoa Lịch sử 6 trang 64)
Câu 4: Nội dung nào sau đây không đúng về nước Văn Lang?
A. Địa bàn chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
B. Chưa có quân đội, luật pháp
C. Tổ chức nhà nước còn sơ khai
D. Đã có luật pháp thành văn và chữ viết
Đáp án: D. Đã có luật pháp thành văn và chữ viết
Giải thích:
Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp thành văn và chữ viết
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về đời sống vật chất của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Để tóc ngang vai, búi tó hoặc tết tóc kiểu đuôi sam
B. Phương tiện đi lại chủ yếu trên sông là: ghe, thuyền
C. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn dựng bằng tre, nứa, gỗ
D. Thức ăn chính là lúa mì, lúa mạch, thịt bò, rượu vang
Đáp án: D. Thức ăn chính là lúa mì, lúa mạch, thịt bò, rượu vang
Giải thích:
Thức ăn chính của của người Việt cổ thời Văn Lang – u Lạc là gạo nếp, gạo tẻ, muối, mắm cá,… (Sách giáo khoa Lịch sử 6 trang 65).
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng phong tục, tập quán của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Xăm mình
B. Làm bánh chưng, bánh giầy
C. Nhuộm răng đen
D. Tục thờ thần – vua
Đáp án: D. Tục thờ thần – vua
Giải thích:
Người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc không có tục thờ thần – vua.
Câu 7: Hình ảnh sau đây cho em biết điều gì về đời sống tinh thần của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Xăm mình để tránh bị thủy quái làm hại
B. Làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ Tết
C. Thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên
D. Người Việt thích nhảy múa, hát ca trong các dịp lễ hội
Đáp án: D. Người Việt thích nhảy múa, hát ca trong các dịp lễ hội
Giải thích:
Hình ảnh trên cho thấy người Việt thích nhảy múa, hát ca trong các dịp lễ hội.
Câu 8: Hình ảnh sau đây minh họa cho loại vũ khí nào của cư dân Âu Lạc?
A. Nỏ Liên Châu
B. Mũi phóng lao
C. Rìu vạn năng
D. Súng thần công
Đáp án: A. Nỏ Liên Châu
Giải thích:
Hình ảnh trên minh họa cho nỏ Liên Châu của cư dân Âu Lạc.
Câu 9: Nhà nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở Thắng Lợi từ cuộc kháng chiến
A. Chống quân Nam Hán xâm lược của người Việt
B. Chống quân Đường xâm lược của người Việt
C. Chống quân Hán xâm lược của nhân dân huyện Tượng Lâm
D. Chống quân Tần xâm lược của người Âu Việt và Lạc Việt
Đáp án: D. Chống quân Tần xâm lược của người Âu Việt và Lạc Việt
Giải thích:
Nhà nước u Lạc ra đời trên cơ sở Thắng Lợi từ cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược của người Âu Việt và Lạc Việt (Sách giáo khoa Lịch sử 6 trang 64).
Câu 10: Nhà nước cổ đại đầu tiên xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam là
A. Chăm-pa
B. Phù Nam
C. Văn Lang
D. Lâm Ấp
Đáp án: C. Văn Lang
Giải thích:
– Nhà nước cổ đại đầu tiên xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam là Văn Lang (thành lập vào khoảng thế kỷ VI trước Công Nguyên).
– Nhà nước Lâm Ấp ra đời vào cuối thế kỷ II, đến thế kỷ VII đổi tên thành Chăm-pa.
– Vương Quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỷ I.
Câu 11: Về mặt tín ngưỡng, cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục
A. Thờ cúng tổ tiên
B. Thờ thần – vua
C. Ướp xác
D. Thờ phụng Chúa Giê-su.
Đáp án: A. Thờ cúng tổ tiên
Giải thích:
Về mặt tín ngưỡng, cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên (Sách giáo khoa Lịch sử 6 trang 66).
Câu 12: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là
A. Sản xuất thủ công nghiệp
B. Trao đổi, buôn bán qua đường biển
C. Sản xuất nông nghiệp
D. Trao đổi, buôn bán qua đường bộ.
Đáp án: C. Sản xuất nông nghiệp
Giải thích:
Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là sản xuất nông nghiệp (Sách giáo khoa Lịch sử 6 trang 65).
Câu 13: Năm 208 TCN, Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước
A. Văn Lang
B. Âu Lạc
C. Chăm-pa
D. Phù Nam
Đáp án: B. Âu Lạc
Giải thích:
Năm 208 TCN, Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước Âu Lạc (Sách giáo khoa Lịch sử 6 trang 64).
THAM KHẢO THÊM: