Hiện nay, trên nhiều cảng biển tại Việt Nam, nhiều con tàu mang quốc tịch do chủ sở hữu là người Việt Nam nhưng vì một sô lý do mà đăng ký treo cờ quốc tịch nước ngoài. Vậy, cờ quốc tịch là gì? Tại sao tàu biển Việt Nam lại treo cờ nước ngoài? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Mục lục bài viết
1. Cờ quốc tịch là gì?
Cờ quốc tịch là dấu hiệu chính thức mà một quốc gia ấn định và cho phép tàu thuyền hay phương tiện bay được mang để thể hiện rằng tàu thuyền hay phương tiện bay đó thuộc quyền tài phán, chịu sự kiểm soát trong lĩnh vực hành chính, kỹ thuật, xã hội của quốc gia đó.
Cờ quốc tịch được dịch sang tiếng Anh như sau: Nationality flag
Tàu biển: Tàu biển
Treo cờ nước ngoài: Hanging foreign flags
Điều kiện: Condition
Luật hàng hải Việt Nam: Maritime Law of Vietnam
2. Tại sao tàu biển Việt Nam lại treo cờ nước ngoài:
Vấn đề tàu biển Việt Nam đang treo cờ nước ngoài đã không còn là vấn đề quá xa lạ với nhiều người và quốc gia ta. Với nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng tăng thì mục đích của những tàu thuyền nước ta treo cờ nước ngoài vì mục đích vận chuyển, lưu thông đã kéo theo việc nhiều hàng hóa, khai thác trên biển cũng trở nên nhộn nhịp và phát triển hơn. Chính vì vậy, việc đăng ký và treo cờ nước ngoài chỉ là một hình thức cũng như biện pháp để giúp cho việc lưu thông và neo đậu được thuận tiện hơn nhiều tại các cảng biển quốc tế.
Mục đích của việc đăng ký và treo cờ của nước ngoài chính là vì các doanh nghiệp muốn tránh được một khoản thuế, phí rất lớn phải chịu so với khi làm thủ tục đăng ký tàu biển quốc tế. Thông thường đối với tàu biển Việt Nam được đăng ký và treo cờ nước ta sẽ bị kiểm tra khắt khe, phức tạp hơn so với việc đăng ký tàu biển nước ngoài, bên cạnh đó, những khoản đóng phí thuế, lệ phí, thuế đi lại tại các cửa khẩu sẽ giảm hơn so với với đăng ký quốc tịch nước ta, các loại phí như phí xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng…
Bên cạnh đó, một lý do khác quan trọng khác đó chính là khi các tàu này đăng ký quốc tịch của những quốc gia này thì sẽ thuận tiện cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mang cờ quốc tịch nước ngoài sẽ thuận lợi hơn cho việc chạy vận chuyển, luận chuyển qua lại tại các cửa khẩu quốc tế, do tàu Việt Nam sẽ gặp nhiều rắc rối hơn về thủ tục kiểm tra, trình giấy tờ vì vấn đề nhiều tàu Việt Nam lợi dụng vật chuyển những hàng, chất cấm hoặc làm giả giấy tờ lưu thông….
Tuy nhiên, hiện nay phát hiện kịp thời và sửa chữa nhanh nên Cơ quan hải quan nước ta đã ban hành nhiều chính sách hiệu quả trong công tác quản lý cũng như mức thuế, phí phải nộp tại cửa khẩu quốc tế nên số lượng tàu thuyền đang có xu hướng quay lại đăng ký tàu Việt Nam được tăng lên. Cùng với đó, hiện nay một số chính sách quy định tàu hành hải nước ngoài không được vào khu vực luân chuyển, đi lại của tàu biển Việt Nam, vì vậy cũng thu hút được nhiều tàu biển quốc tế sang đăng ký quốc tại nước ta, góp phần tăng ngân sách nhà nước và hoạt động trao đổi, buôn bản được đa dạng và phong phú hơn.
Song việc làm như vậy, mới tạo cơ hội cho tàu Việt Nam phát triển và hạn chế việc doanh nghiệp đầu tư tàu cũ với giá thành thấp, treo cờ nước ngoài để tránh thuế sau đó đưa tàu về khai thác nội địa cạnh tranh với tàu nội mà dẫn đến hàng hóa trong nước không được lưu thông, bị ứ đọng.
3. Một số yêu cầu chung đối với hoạt động tài thuyền:
3.1. Nguyên tắc đăng ký tàu biển:
– Việc đăng ký tàu biển Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
+ Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam, bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó. Trường hợp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai tổ chức, cá nhân trở lên thì việc đăng ký phải ghi rõ các chủ sở hữu và tỷ lệ sở hữu tàu biển đó.
+ Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài có đủ điều kiện quy định về đăng ký tàu biển tại Việt Nam như sau thì sẽ được đăng ký ghi vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
Tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
+ Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
+ Tên gọi riêng của tàu biển;
+ Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;
+ Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
+ Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ như tàu khách thì không quá 10 tuổi, các loại tàu biển khác không qua 15 tuổi…
+ Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, đối với những tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê hợp đồng theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện về chất lượng, mục đích sử dụng…tùy thuộc vào sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Và trường hợp tàu biển nước ta đã đăng ký quốc tịch ở nước ngoài thì sẽ không được đăng ký mang quốc tịch nước ta nếu đã tạm ngừng hoặc đã bị xóa.
Và để thuận tiện hơn cho hoạt động kinh doanh, vận chuyển cũng như lưu thông hàng hóa thì những tàu biển thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam sẽ có quyền đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài.
Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoà
3.2. Các loại tàu biển phải đăng ký:
– Các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:
+ Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;
+ Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;
+ Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.
- Việc đăng ký các loại tàu biển không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Bộ luật hàng hải Việt Nam do Chính phủ quy định.
3.3. Điều kiện để đăng ký tàu Việt Nam:
– Tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
+ Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
+ Tên gọi riêng của tàu biển;
+ Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;
+ Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
+ Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
+ Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điều kiện quy định về giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển, Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển, tên gọi riêng của Tàu biển, Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký kinh doanh đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời, chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam; Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ và đã nộp phí, lệ phí đầy đủ thì phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu.
3.4. Treo cờ đối với tàu thuyền và nghi lễ đón lãnh đạo cấp cao thăm tàu:
– Việc treo cờ của tàu thuyền hoạt động tại cảng biển được thực hiện như sau:
+ Tàu thuyền Việt Nam phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là Quốc kỳ) ở đỉnh cột phía lái; đối với tàu không có cột phía lái thì Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột chính;
+ Tàu thuyền nước ngoài treo Quốc kỳ trên đỉnh cột cao nhất của tàu thuyền;
+ Hàng ngày, Quốc kỳ trên tàu thuyền được kéo lên vào lúc mặt trời mọc và hạ xuống lúc mặt trời lặn. Về mùa đông, những ngày có sương mù, Quốc kỳ được kéo lên vào thời điểm có thể nhìn thấy được. Quốc kỳ được kéo lên sớm hơn hoặc hạ xuống muộn hơn thời gian quy định khi tàu thuyền vào, rời cảng, khi gặp tàu quân sự hoặc khi hai tàu Việt Nam nhìn thấy nhau;
+ Vào ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc khi có người đứng đầu Đảng, Nhà nước đến thăm cảng, tất cả tàu thuyền đang neo, đậu trong khu vực cảng biển đều phải treo cờ lễ theo chỉ dẫn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải;
+ Tàu thuyền mang cờ quốc tịch nước ngoài khi muốn treo cờ lễ, cờ tang, hoặc kéo còi trong các dịp nghi lễ của quốc gia tàu mang cờ phải
+ Giám đốc Cảng vụ hàng hải có thể miễn trách nhiệm treo Quốc kỳ cho một số phương tiện thủy thô sơ khi hoạt động trong vùng nước cảng biển.
– Quy định treo cờ trên tàu biển Việt Nam:
+ Trong các ngày lễ lớn, treo một dây cờ hiệu hàng hải quốc tế từ cột mũi đến cột lái của tàu qua xà ngang các cột trước và cột chính; Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột trước, cột chính và cột lái, cột mũi treo cờ hiệu của chủ tàu (nếu có). Việc trang trí cờ hiệu không được gây ảnh hưởng đến hoạt động bốc, dỡ hàng hóa của tàu. Trong các ngày lễ khác, treo một dây cờ hiệu hàng hải quốc tế từ cột mũi đến cột trước, một dây thứ hai từ cột chính đến cột lái; Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột trước, cột chính và cột lái. Nghiêm cấm việc sử dụng Quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ nước ngoài, quân kỳ, cờ chức vụ và cờ chữ thập đỏ để trang hoàng trong dây cờ lễ của tàu thuyền;
+ Khi có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến thăm tàu, ngoài Quốc kỳ treo ở đỉnh cột phía lái còn phải treo thêm một Quốc kỳ ở đỉnh cột chính và chỉ được phép hạ xuống khi các vị khách nêu trên đã rời khỏi tàu;
+ Trong những ngày lễ lớn hay những ngày có chỉ thị đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ, Quốc kỳ phải được kéo lên theo nghi lễ chào cờ. Khi tàu hành trình trên biển và trong điều kiện thời tiết cho phép, ngoài Quốc kỳ treo ở đỉnh cột phía lái còn phải treo thêm Quốc kỳ ở đỉnh cột chính;
+ Khi tàu neo đậu ở cảng nước ngoài, Quốc kỳ Việt Nam phải được kéo lên trước và hạ xuống sau quốc kỳ của nước có cảng mà tàu đang neo đậu;
+ Khi hành trình trong lãnh hải hoặc vào, rời hay neo, đậu trong vùng nước cảng biển nước ngoài, tàu phải treo Quốc kỳ nước đó ở cột chính của tàu;
+ Quốc kỳ phải được treo ở trạng thái mở. Trong ngày quốc tang, Quốc kỳ phải được treo theo nghi thức tang lễ;
+ Việc kéo và hạ Quốc kỳ do thủy thủ trực ca thực hiện theo lệnh của sỹ quan trực ca boong.
Khi có lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đến thăm tàu: Trường hợp có thông báo trước, thuyền trưởng phải lệnh cho tất cả thuyền viên mặc trang phục chỉnh tề theo nghi thức ngày lễ, đứng xếp hàng dọc theo hành lang đầu cầu thang, thuyền trưởng phải có mặt tại chân cầu thang để đón khách lên tàu; trường hợp không được thông báo trước, sỹ quan trực ca boong phải đón chào các vị khách tại chân cầu thang, đồng thời báo cho thuyền trưởng đến tiếp khách.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật hàng hải Việt Nam 2015;
– Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam.