Phòng cháy chữa cháy là gì? Quy định về thẩm định thiết bị phòng cháy chữa cháy? Thủ tục thẩm định phương tiện phòng cháy chữa cháy?
Hằng năm, trên mỗi địa bàn luôn có những vụ cháy nổ xảy ra gây ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng, sức khỏe con người và cả tài sản. Mặc dù đã có những quy định về việc phòng cháy, chữa cháy nhưng chỉ cần một sai sót nhỏ cũng dẫn đến cháy nổ. Chính vì vậy, đội phòng cháy chữa cháy phải trang bị cho mình những kiến thức và sức khỏe cùng với những phương tiện để thực hiện chữa cháy khi xảy ra. Đối với những chiến sỹ phòng cháy chữa cháy cũng phải được bảo hộ bằng các phương tiện có tem kiểm định chất lượng để bảo vệ an toàn cho bản thân.
Luật sư
1. Phòng cháy chữa cháy là gì?
Tại Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định:
Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. ( Khoản 1 Điều 3). Từ đây, có thể hiểu phạm vi của phòng cháy, chữa cháy chính là áp dụng trong các trường hợp cháy lớn, ngoài sức khống chế, kiểm soát của còn người, còn các phản ứng cháy trong kiểm soát của con người như việc sử dụng dụng lửa trong đun nấu, sinh hoạt, thí nghiệm,… thì không thuộc phạm vi phòng cháy, chữa cháy.
“Phòng” trong “phòng cháy” được hiểu là việc phòng chống, ngăn chặn không cho xảy ra. Từ đó, hiểu phòng cháy chính là thực hiện các hoạt động nhằm phòng chống, ngăn chặn để không xảy ra trường hợp cháy mất kiểm soát, ngoài mức khống chế của con người.
“Chữa” trong “chữa cháy” được hiểu là tìm những biện pháp nhằm khắc phục nhanh chóng, hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất. Chữa cháy thức thực hiện những hoạt động nhằm khống chế đám cháy, thực hiện cứu người, cứu nạn, khắc phục những thiệt hại khi có cháy xảy ra.
Tại Luật Phòng cháy chữa cháy đưa ra khái niệm “Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy. “(Khoản 8 Điều 3) Khái niệm này liệt kê những hoạt động cần làm khi thực hiện chữa cháy.
Công tác phòng cháy chữa cháy là việc ngăn chặn tối đa các nguy cơ cháy nổ, nhanh chóng giải quyết để cháy không phát nổ, không đe dọa đến tính mạng của con người và thiệt hại về tài sản.
2. Quy định về thẩm định thiết bị phòng cháy chữa cháy
Căn cứ theo Thông tư số 149/2020/TT-BCA quy định kiểm tra thiết bị phòng cháy chữa cháy bằng tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
– Tem kiểm định được dán trên các phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gồm:
– Xe chữa cháy; xe cứu nạn, cứu hộ; xe thang chữa cháy; xe trạm bơm; xe cung cấp chất khí chữa cháy; xe chở và nạp bình khí thở chữa cháy; xe hút khói; tàu, xuồng ca nô chữa cháy; máy nạp khí sạch.
– Máy bơm chữa cháy.
– Phương tiện chữa cháy thông dụng: Vòi chữa cháy; lăng chữa cháy; đầu nối, trụ nước chữa cháy; bình chữa cháy các loại.
– Chất chữa cháy gốc nước, chất tạo bọt chữa cháy.
– Mẫu kết cấu được bọc bảo vệ bằng các chất hoặc vật liệu chống cháy; mẫu cấu kiện ngăn cháy (cửa ngăn cháy, vách ngăn cháy, van ngăn cháy, màn ngăn cháy).
– Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy: Tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút ấn báo cháy.
– Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy (bằng khí, sol-khí, nước, chất chữa cháy gốc nước, bọt, bột): Tủ điều khiển hệ thống chữa cháy tự động; chuông, còi, đèn cảnh báo xả chất chữa cháy, nút ấn xả chất chữa cháy; van báo động, van tràn ngập, van chọn vùng, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy; ống phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy; đầu phun chất chữa cháy các loại; chai chứa khí.
– Đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố.
– Quần, áo, mũ, ủng, găng tay chữa cháy chuyên dụng./.
Theo đó, các phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã được kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
+ Tem mẫu A dùng để dán lên các loại phương tiện: Xe chữa cháy; xe cứu nạn, cứu hộ; xe thang chữa cháy; xe trạm bơm; xe cung cấp chất khí chữa cháy; xe chở và nạp bình khí thở chữa cháy; xe hút khói; tàu, xuồng, ca nô chữa cháy; máy bơm chữa cháy; dụng cụ (téc, phuy, bình, can) chứa các chất chữa cháy gốc nước, chất tạo bọt chữa cháy.
+ Tem mẫu B dùng để dán lên các loại phương tiện: Vòi chữa cháy; lăng chữa cháy; đầu nối, trụ nước chữa cháy;
+ Tem mẫu C dùng để dán lên các loại phương tiện: Tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút ấn báo cháy; tủ điều khiển hệ thống chữa cháy tự động; chuông, còi, đèn cảnh báo xả chất chữa cháy, nút ấn xả chất chữa cháy; đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố;
+ Tem mẫu D dùng để dán lên các loại phương tiện: Van báo động, van tràn ngập, van chọn vùng, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy của hệ thống chữa cháy; ống phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy;
+ Tem mẫu E dùng để dán lên các loại phương tiện: Bình chữa cháy các loại; chai chứa khí chữa cháy;
+ Tem mẫu G dùng để dán lên các đầu phun chất chữa cháy các loại.
– Tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được quy định như sau:
+ Đối với tem loại A:
Kích thước: 70mm x 40mm;
Trên tem có hoa văn màu xanh biển, màu hồng, số và mã số quản lý – cỡ chữ 12;
“CẢNH SÁT PCCC VÀ CNCH”: Phông chữ Times New Roman, loại chữ in hoa, kiểu chữ đậm – cỡ chữ 14;
“TEM KIỂM ĐỊNH”: Phông chữ Times New Roman, loại chữ in hoa, kiểu chữ đậm – cỡ chữ 16.
+ Đối với tem loại B:
Kích thước: 35mm x 20mm;
Trên tem có hoa văn màu xanh biển, màu xanh lá cây, số và mã số quản lý – cỡ chữ 9;
“CẢNH SÁT PCCC VÀ CNCH”: Phông chữ Times New Roman, loại chữ in hoa, kiểu chữ đậm – cỡ chữ 6,5;
“TEM KIỂM ĐỊNH” : Phông chữ Times New Roman, loại chữ in hoa, kiểu chữ đậm – cỡ chữ 8.
+ Đối với tem loại C:
Kích thước: 20mm x 20mm;
Trên tem có hoa văn màu xanh lá cây, màu cam, số và mã số quản lý – cỡ chữ 7;
“CSPCCC VÀ CNCH”: Phông chữ Times New Roman, loại chữ in hoa, kiểu chữ đậm – cỡ chữ 6;
“TEM KĐ” Phông chữ Times New Roman, loại chữ in hoa, kiểu chữ đậm – cỡ chữ 8.
+ Đối với tem loại D:
Kích thước: 15mm x 15mm;
Trên tem có hoa văn màu tím, màu hồng, số và mã số quản lý – cỡ chữ 4;
“CSPCCC VÀ CNCH”: Phông chữ Times New Roman, loại chữ in hoa, kiểu chữ đậm – cỡ chữ 4;
“TEM KĐ”: Phông chữ Times New Roman, loại chữ in hoa, kiểu chữ đậm – cỡ chữ 7,5.
– Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức in, phát hành, quản lý tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Như vậy, các phương tiện phòng cháy chữa cháy được thẩm định là những phương tiện được ban hành theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP chúng tôi đã nêu trên, theo đó khi tiến hành thẩm định phương tiện, người thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra tem thẩm định về kích cỡ tiêu chuẩn và một số ký hiệu chuyên ngành được ban hành theo phụ lục Thông tư số 149/2020/TT-BCA.
3. Thủ tục thẩm định phương tiện phòng cháy chữa cháy
Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương tiện phòng cháy chữa cháy là Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và không mất chi phí thẩm định
Trình tự thực hiện:
Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện kiểm định tại Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ, kèm theo mẫu phương tiện cần kiểm định tại Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh quản lý địa bàn. Trường hợp ủy quyền cho một cá nhân, đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ:
– Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì viết phiếu biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ;
– Nếu hồ sơ không hợp lệ và thiếu thành phần thì trả lại và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hoàn chỉnh.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, lễ).
Bước 3: Đối với kiểm định hệ thống đồng bộ, cá nhân, tổ chức phối hợp với Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh tổ chức kiểm định.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.
Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện kiểm định tại các đơn vị khác được Bộ Công an cho phép thực hiện kiểm định, ngoài Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh:
– Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
– Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ, kèm theo mẫu phương tiện cần kiểm định tại đơn vị thực hiện kiểm định. Trường hợp ủy quyền cho một cá nhân, đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo. Cán bộ tiếp nhận của đơn vị thực hiện kiểm định kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì viết phiếu biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ;
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ và thiếu thành phần thì trả lại và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hoàn chỉnh.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, lễ).
Bước 3: Đối với kiểm định hệ thống đồng bộ, cá nhân, tổ chức phối hợp với đơn vị thực hiện kiểm định tổ chức kiểm định.
Bước 4: Sau khi có kết quả kiểm định, đơn vị thực hiện kiểm định gửi công văn kèm theo biên bản kiểm định và sao gửi một bộ hồ sơ kiểm định đề nghị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định.
Bước 5. Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định; trả kết quả cho đơn vị thực hiện kiểm định.
Bước 6. Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.
– Thời hạn giải quyết:
+ Chậm nhất không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và mẫu phương tiện cần kiểm định, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải có kết quả và trả kết quả kiểm định. Đối với các phương tiện khi kiểm định phải phụ thuộc vào việc lắp đặt hệ thống đồng bộ phương tiện thì cơ quan tiến hành kiểm định cần
+ Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn kèm theo biên bản kiểm định của đơn vị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Cơ quan thực hiện: Phòng Cảnh sát PCCC
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận Kiểm định Phương tiện PCCC và “TEM KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY”.
Như vậy, việc thẩm định thiết bị phòng cháy chữa cháy do cơ quan phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thực hiện. Trình tự, thủ tục chúng tôi đã nêu bên trên theo đó khi tiến hành cần áp dụng đúng các bước và xác định đúng loại phương tiện cần thảm định và loại tem thẩm định kèm theo phương tiện