Bảo hiểm tiền gửi là khái niệm để chỉ sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi trong hạn mức cho người được bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm lâm vào tình trạng phá sản. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì có phải tất cả các loại tiền gửi đều được bảo hiểm hay không?
Mục lục bài viết
1. Có phải tất cả các loại tiền gửi đều được bảo hiểm?
Trước hết, bảo hiểm tiền gửi là một trong những chế định vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm tiền gửi năm 2019 có quy định về tiền gửi được bảo hiểm. Theo đó, các loại tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đơn vị đồng Việt Nam của các cá nhân khi các cá nhân đó gửi trực tiếp tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, các hình thức tiền gửi khác phù hợp với quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng, ngoại trừ các loại tiền gửi căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm tiền gửi năm 2019.
Các loại tiền gửi không được bảo hiểm căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2019 bao gồm:
- Các loại tiền gửi được gửi tại các tổ chức tín dụng của chủ thể là cá nhân, cá nhân đó là người sở hữu với số lượng trên 5% vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng đó;
- Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng của các chủ thể là cá nhân, cá nhân đó được xác định là thành viên trong hội đồng thành viên, thành viên trong hội đồng quản trị, thành viên trong ban kiểm soát, tổng giám đốc hoặc giám đốc, phó tổng giám đốc hoặc phó giám đốc của các tổ chức tín dụng, tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trên lãnh thổ của Việt Nam của các cá nhân, cá nhân đó là tổng giám đốc hoặc phó giám đốc, giám đốc hoặc phó tổng giám đốc của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trên lãnh thổ của Việt Nam;
- Tiền mua các loại giấy tờ có giá vô danh, được phát hành bởi các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Như vậy, những loại tiền gửi nêu trên sẽ không được bảo hiểm. Hay nói cách khác, không phải tất cả các loại tiền gửi đều được bảo hiểm.
Các loại tiền gửi được quy định tại Điều 19 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm tiền gửi năm 2019 sẽ không được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
2. Tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức nào thì có bảo hiểm tiền gửi?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2019 có quy định về vấn đề tham gia bảo hiểm tiền gửi. Theo đó, các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trên lãnh thổ của Việt Nam sẽ được nhận tiền gửi của các cá nhân, khi đó bắt buộc phải có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm tiền gửi. Đồng thời, ngân hàng chính sách là cơ quan không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật. Như vậy, tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngoại trừ ngân hàng chính sách khi nhận tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân bắt buộc phải có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Đồng thời, pháp luật cũng quy định cụ thể về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Cụ thể bao gồm:
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật được xác định là các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trên lãnh thổ của Việt Nam nhận tiền gửi của các cá nhân, trong đó bao gồm ngân hàng thương mại, các ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng.,
- Tổ chức tài chính vi mô bắt buộc phải có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với các khoản tiền gửi của các cá nhân, trong đó bao gồm tiền gửi cá nhân tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, ngoại trừ tiền gửi tiết kiệm bắt buộc theo quy định nội bộ của các tổ chức tài chính vi mô.,
- Ngân hàng chính sách là cơ quan không cần phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Như vậy, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sẽ bao gồm các tổ chức sau đây:
- Ngân hàng thương mại;
- Quỹ tín dụng nhân dân;
- Ngân hàng hợp tác xã;
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam;
- Tổ chức tài chính vi mô bắt buộc phải có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với các khoản tiền gửi của cá nhân, trong đó bao gồm cả khoản tiền gửi tự nguyện của các cá nhân khách hàng tài chính vi mô.
3. Thời hạn trả tiền bảo hiểm là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm tiền gửi năm 2019 có quy định về thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm. Theo đó, nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm sẽ được phát sinh bắt đầu kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền đó là Ngân hàng nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt, hoặc văn bản chấm dứt áp dụng, hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của các tổ chức tín dụng được xác định là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đang lâm vào tình trạng phá sản, hoặc cơ quan có thẩm quyền đó là Ngân hàng nhà nước Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trên lãnh thổ Việt Nam là các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đã mất khả năng chi trả tiền gửi trên thực tế. Như vậy, khi ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản hoặc mất khả năng chi trả cho khách hàng thì từ đó sẽ làm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm tiền gửi năm 2019 có quy định về thời hạn trả tiền bảo hiểm. Theo đó, trong khoảng thời gian 60 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, các tổ chức bảo hiểm cần phải có nghĩa vụ và có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm. Theo đó, thời hạn trả tiền bảo hiểm được xác định là 60 ngày được tính bắt đầu kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm đó.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm tiền gửi năm 2019 có quy định về số tiền bảo hiểm được trả. Theo đó:
- Số tiền bảo hiểm được chi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một cá nhân tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sẽ bao gồm tiền lãi và tiền gốc, tuy nhiên tối đa được xác định bằng hạn mức trả tiền căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm tiền gửi năm 2019;
- Số tiền bảo hiểm được trả trong trường hợp tồn tại nhiều người sở hữu chung khoản tiền gửi được bảo hiểm sẽ được xác định cụ thể như sau: Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm khi có cả tiền gửi đó có nhiều người sở hữu chung tại một tổ chức tham gia bảo hiểm bao gồm tiền lãi và tiền gốc, tuy nhiên tối đa sẽ được xác định bằng hạn mức chi trả tiền bảo hiểm cho một người được quy định cụ thể tại Điều 24 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm tiền gửi năm 2019. Số tiền bảo hiểm sẽ được trả theo sự phân chia thỏa thuận của các đồng sở hữu, trong trường hợp giữa các đồng sở hữu không có sự thỏa thuận hoặc các đồng sở hữu không thỏa thuận được thì sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trong trường hợp một trong các đồng sở hữu có khoản tiền gửi khác được bảo hiểm tại cùng tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì tổng số tiền bảo hiểm chi trả cho 1 đồng sở hiểu sẽ không được phép vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm;
- Trong trường hợp người được bảo hiểm tiền gửi tồn tại khoản nợ tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì số tiền được bảo hiểm trả được xác định là số tiền còn lại sau khi trừ đi các khoản nợ đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 31/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Bảo hiểm tiền gửi do Văn phòng Quốc hội ban hành.
THAM KHẢO THÊM: