Điều chỉnh giá hợp đồng là một trong những hoạt động diễn ra phổ biến trên thực tế và việc điều chỉnh này không được vượt giá gói thầu. Vậy có phải điều chỉnh giá gói thầu khi điều chỉnh giá hợp đồng?
Mục lục bài viết
1. Có phải điều chỉnh giá gói thầu khi điều chỉnh giá hợp đồng?
Giá hợp đồng là một trong những nội dung được các bên tiến hành thỏa thuận với nhau trong hợp đồng xây dựng. Trên thực tế, việc các bên đã ký kết hợp đồng với nhau nhưng việc thi công hoặc do điều chỉnh những dự án điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công dẫn đến việc làm phát sinh công việc ngoài phạm vi hợp đồng phải điều chỉnh hợp đồng xây dựng thì cấp có thẩm quyền đã phê duyệt sẽ điều chỉnh dự án phê duyệt điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng. Được điều chỉnh hợp đồng xây dựng để đảm bảo đúng theo trình tự thủ tục nhất định thì căn cứ theo Điều 36
Ghi nhận nguyên tắc về giá hợp đồng như sau: Giá hợp đồng sau khi tiến hành điều chỉnh sẽ không làm vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu đã được phê duyệt (và giá hợp đồng này sẽ bao gồm cả chi phí dự phòng cho gói thầu đó) vì chủ đầu tư hoàn toàn có quyền được quyết định điều chỉnh trong trường hợp này;
Đối với trường hợp vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu đã được phê duyệt thì phải nhận được sự chấp thuận chủ trương điều chỉnh giá hợp đồng của người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi được giao đối với các dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư trước khi thực hiện điều chỉnh và phải đảm bảo đủ vốn để thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Việc điều chỉnh dự toán xây dựng, dự toán gói thầu, giá gói thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và pháp luật về đấu thầu.
Theo quy định này thì quá trình điều chỉnh dự toán xây dựng dự án gói thầu tháng gói thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và pháp luật về đấu thầu. Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 67 Luật Đấu thầu thì giá hợp đồng sau khi tiến hành điều chỉnh phải đảm bảo sao cho khu vực ra gói thầu hoặc dự toán được phê duyệt. đối với trường hợp dự án dự toán mua sắm gồm nhiều các gói thầu tổng giá hợp đồng sau khi điều chỉnh phải đảm bảo không vượt tổng mức đầu tư dự đoán mua sắm được phê duyệt.
Lưu ý rằng: việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng sẽ chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng bao gồm khoảng thời gian được gia hạn thực hiện hợp đồng theo đúng quy định pháp luật. Người đã được ghi nhận theo khoản 1 Điều 36
Với các nội dung đã phân tích việc điều chỉnh giá gói thầu không bắt buộc phải diễn ra khi tiến hành điều trị giá hợp đồng bởi vì hiện tại pháp luật về đấu thầu cũng như các văn bản có liên quan vẫn chưa ghi nhận hướng dẫn về hoạt động này. Và thời gian để tiến hành việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng sẽ chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng bao gồm cả thời gian thực hiện việc gia hạn theo cùng quy định pháp luật
2. Khi điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng có bắt buộc phải ký kết phụ lục hợp đồng không?
Hiện nay để điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng đã được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 02/2023/TT-BXD với các nội dung như sau:
– Quá trình điều chỉnh đơn giá hợp đồng xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 50/2021/NĐ-CP;
– Khi tiến hành điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng mà dẫn đến tình trạng phải tiến hành điều chỉnh, bổ sung hợp đồng sẽ phải ký kết thêm phụ lục hợp đồng để làm cơ sở điều trị giá hợp đồng cho các bên áp dụng. Khi tiến hành việc điều trị giá thì chủ đầu tư là bên có trách nhiệm trong việc phê duyệt và trình phê duyệt dự toán điều chỉnh phát sinh theo đúng quy định pháp luật và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và sử dụng hợp đồng xây dựng để làm cơ sở ký kết phụ lục hợp đồng;
– Các bên khi tiến hành điều trị giá hợp đồng xây dựng sẽ lựa chọn một trong các phương pháp sau đây:
+ Có thể thực hiện phương pháp điều trị giá hợp đồng xây dựng theo sự hướng dẫn tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này. Việc áp dụng các phương pháp điều chỉnh giá sao cho phù hợp với tính chất công việc loại giá hợp đồng, đồng tiền thanh toán và sẽ được tiến hành thỏa thuận trong hợp đồng trước.
+ Còn trong trường hợp, hợp đồng tư vấn xây dựng thực hiện thanh toán theo thời gian, theo tháng, tuần, ngày giờ thì việc điều chỉnh mức tiền lương cho chuyên gia thực hiện theo công thức điều chỉnh cho một yếu tố chi phí nhân công đã được quy định tại Mục 1 Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
Theo đó, khi tiến hành điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng mà dẫn đến việc phải điều chỉnh bổ sung hợp đồng thì sẽ phải ký kết phụ lục hợp đồng để làm cơ sở điều trị giá. Việc phê duyệt và trình phê duyệt dự toán điều chỉnh phát sinh phải được chủ đầu tư thực hiện theo đúng trách nhiệm và quy định của pháp luật.
3. Quy định của pháp luật về việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng:
Liên quan đến việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thì hiện nay đã được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 38 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP thì việc điều chỉnh đơn giá hợp đồng được quy định như sau:
– Quá trình điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng sẽ chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian khi các bên có sự thỏa thuận với nhau trong hợp đồng đã ký kết;
– Xét trên thực tế, về khối lượng công việc thực hiện tăng hoặc giảm bớt hơn 20% khối lượng công việc tương ứng như trong hợp đồng hoặc có thể làm thay đổi trên 0,25 giá trị hợp đồng và trên 1% đơn giá của công việc đó hoặc khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì các bên hoàn toàn có thể tiến hành thống nhất thỏa thuận, xác định đưa giá mới theo nguyên tắc đã được ghi nhận trong hợp đồng đối với những đơn giá cho các khối lượng này để thanh toán;
Trường hợp khối lượng công việc thực tế thực hiện tăng lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng đơn giá mới thì sẽ chỉ được áp dụng cho phần khối lượng thực tế thực hiện vượt quá 120% khối lượng ghi trong hợp đồng;
Đối với trường hợp khối lượng công việc thực tế được thực hiện giảm lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì đơn giá mới được áp dụng cho toàn bộ khối lượng công việc thực tế hoàn thành được nghiệm thu;
– Xét đến trường hợp khối lượng thực tế thực hiện tăng hoặc giảm nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng đã được ghi trong hợp đồng các bên sẽ áp dụng đơn giá trong hợp đồng kể cả các đơn giá đã được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng nếu có để hoàn tất việc thanh toán;
– Tại thời điểm ký hợp đồng bên trong tàu và bên nhận thầu có thỏa thuận điều chỉnh đơn giá thì việc điều trị đơn giá hợp đồng cho những khối lượng công việc này sẽ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này và hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
– Hiện tại, phương pháp đã tiến hành điều chỉnh giá hợp đồng được ghi nhận với các nội dung sau:
+ Phương pháp bù trừ trực tiếp và phương pháp điều chỉnh bằng công thức điều chỉnh như quy định tại điểm b khoản 3 của Điều 38 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP. Và việc áp dụng các phương pháp điều chỉnh giá phải phù hợp với tính chất công việc, những loại giá hợp đồng, đồng tiền thanh toán và phải được thực hiện bởi các bên có thỏa thuận trước đây trong hợp đồng.
Chỉ số giá để điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng sẽ tính bằng công thức điều chỉnh tại điểm b khoản 3 của Điều này là chỉ số giá xây dựng;
+ Những nội dung công việc trong hợp đồng phải phù hợp với việc điều chỉnh cơ sở dữ liệu đầu vào để tính toán. Trong hợp đồng phải quy định về sử dụng nguồn thông tin về giá hoặc nguồn chỉ số giá của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã điều chỉnh giá hợp đồng thực hiện theo những công thức nhất định:
GTT = GHĐ x Pn
Trong đó:
– “GTT”: Là giá thanh toán tương ứng với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu.
– “GHĐ”: Là giá trong hợp đồng tương ứng với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu.
– “Pn”: Hệ số điều chỉnh (tăng hoặc giảm) được áp dụng cho thanh toán hợp đồng đối với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu trong khoảng thời gian “n”.
Văn bản pháp luật được sử dụng: