Có phải bồi thường thiệt hại khi xảy ra va chạm giao thông không? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Có phải bồi thường thiệt hại khi xảy ra va chạm giao thông không? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Tóm tắt câu hỏi:
Khoảng 14h00 ngày 01/09, tôi điều khiển xe máy với tốc độ khoảng 35 km/h, trên đoạn đường nội thành, nội thị có dải phân cách cứng. Từ đằng xa có một bác gái trèo qua dải phân cách đi sang đường. Khi xe tôi đi tới thì bác dừng lại rồi lại đi tiếp khiến tôi không tránh kịp và tôi phanh gấp. Tôi phanh thì xe dừng lại ở mũi chân bác, chưa đè lên chân bác và xe của tôi không bị đổ nên tôi vẫn ngồi trên xe. Tôi thấy chắc bác gái sợ quá thì bác ngồi xuống đường rồi nằm ra và kêu đau lưng quá (tôi có người dân làm chứng cho việc tôi chưa đâm vào bác khiến cho bác ngã ra). Tôi thấy vậy thì đỡ bác và đưa bác vào lề đường. Một lúc sau bác bảo vẫn bị đau, tôi liền đưa bác vào viện siêu âm và chụp X-quang phần thắt lưng. Chi phí chụp X-quang và siêu âm tôi đã chi trả. Kết quả siêu âm kết luận: không có máu tụ trong nội tạng, các chức năng bình thường. Kết quả chụp X-quang kết luận: bác bị thoái hóa cột sống thắt lưng, xẹp đốt sống L1. Xin Văn phòng
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về quy tắc dành cho người đi bộ khi tham gia giao thông như sau:
“Điều 32. Người đi bộ
1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.”
Đối chiếu quy định trên vào trường hợp của bạn, người đi bộ có hành trèo qua dải phân cách đi sang đường và sang đường không đúng phần đường dành cho người đi bộ là trái quy định.
Mặt khác, Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
“Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Theo quy định trên thì người nào có lỗi trong việc xâm phạm đến phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp bạn đang tham gia giao thông, lái xe đúng theo quy định pháp luật, nhưng có va chạm với người đi bộ, dẫn đến người đi bộ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu trong trường hợp bạn có lỗi trong việc ảnh hưởng đến sức khỏe của người đi bộ thì bạn phải bồi thường thiệt hại; nếu bạn không có lỗi, nguyên nhân người đi bộ bị thoái hóa cột sống thắt lương, xẹp cột sống không phải do va chạm giao thông thì không phải bồi thường.