Cũng giống như một quy luật của nền kinh tế thị trường, hoạt động thuê lại lao động hiện nay đang dần trở nên phổ biến ở nước ta, dưới nhiều hình thức khác nhau. Vậy có được tiến hành xử lý kỷ luật lao động cho thuê lại hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được xử lý kỷ luật lao động cho thuê lại không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 57 của
– Thông báo và hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết về nội qui lao động và các quy chế khác của doanh nghiệp mình;
– Không được phép phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động của mình và người lao động thuê lại;
– Thỏa thuận với người lao động thuê lại về việc người lao động đó sẽ làm việc vào ban đêm, quá trình làm thêm giờ của người lao động thuê lại phù hợp với quy định của pháp luật lao động;
– Thỏa thuận với người lao động thuê lại, thỏa thuận với các doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại đó vào làm việc cho doanh nghiệp mình, trong trường hợp hợp đồng của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại chưa chấm dứt trên thực tế;
– Trả lại người lao động thuê lại cho doanh nghiệp cho thuê khi người lao động đó không đáp ứng đầy đủ yêu cầu như đã thỏa thuận, hoặc người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động;
– Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động các loại giấy tờ, tài liệu, bằng chứng và chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại, để doanh nghiệp cho thuê lại lao động xem xét xử lý kỷ luật người lao động đó.
Theo đó thì có thể nói, trường hợp người lao động thuê lại có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, bên thuê lại lao động hoàn toàn có quyền trả lại người lao động đó cho doanh nghiệp cho thuê lại.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Theo đó, doanh nghiệp cho thuê lại lao động sẽ có các quyền và nghĩa vụ như sau:
– Bảo đảm quá trình đưa người lao động có đầy đủ trình độ chuyên môn, phù hợp với những yêu cầu đã thỏa thuận với bên thuê lại lao động, những nội dung được ghi nhận trong
– Thông báo cho người lao động biết về các nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;
– Thông báo đầy đủ cho bên thuê lại lao động về sơ yếu lý lịch của người lao động, và yêu cầu của người lao động trong quá trình thỏa thuận và thương lượng;
– Đảm bảo quá trình trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, cùng công việc, cùng chức danh, tất cả đều phải có giá trị như nhau;
– Lập hồ sơ và giấy tờ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, định kỳ báo cáo lên cơ quan chuyên môn có thẩm quyền trong lĩnh vực lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Xử lý kỷ luật lao động đối với những người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, khi bên thuê lại lao động có hành vi trả lại người lao động đó cho bên cho thuê khi họ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Theo đó thì có thể nói, như các điều luật phân tích nêu trên, hoàn toàn có quyền được phép sử lý kỷ luật lao động đối với lao động cho thuê lại.
Tức là, khi người lao động thuê lại có hành vi vi phạm kỷ luật, doanh nghiệp thuê lại lao động cần phải trả lại người lao động đó cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Quá trình xử lý kỷ luật đối với lao động thuê lại sẽ thuộc về quyền của bên cho thuê lại lao động.
2. Thủ tục xử lý kỷ luật lao động cho thuê lại đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định cụ thể về trình tự và thủ tục xử lý kỷ luật lao động. Cụ thể như sau:
Bước 1: Lập biên bản vi phạm đối với người lao động có hành vi vi phạm. Khi người sử dụng lao động phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật, tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đó, người sử dụng lao động sẽ cần phải tiến hành hoạt động lập biên bản đối với hành vi vi phạm của người lao động.
Bước 2: Thông báo đến tổ chức đại diện của người lao động, người đại diện của người lao động đó. Tức là sau khi lập biên bản đối với hành vi vi phạm của người lao động, người sử dụng lao động thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động được xác định là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động (khi người lao động đó chưa đủ 15 tuổi).
Bước 3: Thu thập chứng cứ, chứng minh lỗi của người lao động. Trong trường hợp người sử dụng lao động phát hiện ra hành vi vi phạm kỷ luật của người lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đó đã xảy ra trên thực tế, thì người sử dụng lao động cần phải thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ để chứng minh lỗi của người lao động. Nếu nhận thấy vụ việc có những tình tiết phức tạp, nhận thấy để cho người lao động tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho quá trình xác minh, người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền đình chỉ công việc của người lao động. Sau đó thông báo thông tin và cuộc họp xử lý kỷ luật lao động căn cứ theo quy định tại Điều 123 của Bộ luật lao động năm 2019.
Bước 4: Ban hành quyết định xử lý kỷ luật đối với người lao động.
3. Hợp đồng cho thuê lại lao động phải có những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về hợp đồng cho thuê lại lao động. Theo đó, doanh nghiệp cho thuê lại lao động và doanh nghiệp thuê lại lao động sẽ phải ký kết với nhau hợp đồng cho thuê lại lao động, hợp đồng cho thuê lại lao động cần phải được lập thành văn bản, cần phải được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Trong hợp đồng cho thuê lại lao động sẽ bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:
– Địa điểm làm việc của lao động, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc đối với người lao động, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;
– Thời gian làm việc đối với người lao động, thời gian bắt đầu làm việc và thời gian kết thúc quá trình làm việc của người lao động thuê lại;
– Thời giờ làm việc của người lao động, thời gian nghỉ ngơi của người lao động, điều kiện về an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc của người thuê lại;
– Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bồi thường bệnh nghề nghiệp;
– Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động, trong đó bao gồm bên cho thuê lại và bên thuê lại lao động.
Bên cạnh đó, hợp đồng cho thuê lại lao động sẽ không được phép có những thỏa thuận về quyền và lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà bên doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động trước đó. Còn về phần nội dung, hợp đồng cho thuê lại lao động sẽ cần phải bao gồm đầy đủ các nội dung chủ yếu như trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.