Một cá nhân có thể xin thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh khi có căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự và phải đảm bảo khi thay đổi tên đệm cần được sự đồng ý của cha, mẹ nếu là con dưới 18 tuổi hoặc sự đồng ý của người từ đủ 9 tuổi trở lên.
Mục lục bài viết
1.Có được xin thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh không?
1.1. Tên đệm là gì?
Khái niệm về tên đệm hiện tại chưa được quy định cụ thể trong bất kỳ văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên, trên thực tế ta có thể xác định được tên đệm hay còn gọi là tên lót, họ lọt. Tên đệm thường có vị trí nằm giữa họ và tên của một cá nhân.
Các hình thức của tên đệm hiện nay có thể xác định như là: Tên đệm đứng độc lập; tên đệm kết hợp với tên chính; tên đệm kết hợp với tên họ; tên đệm có 2 chữ.
Tên đệm thì có rất nhiều chức năng, cụ thể như là:
– Nhiều trường hợp gia đình dùng họ của mẹ để làm tên đệm vào giữa họ của người cha và tên con hoặc thêm tên của mẹ vào trước tên chính. Với cách đặt tên này được xem như để ghi nhớ về mẹ, không quên nguồn gốc, để biết yêu thương mẹ của mình hơn.
– Một số trường hợp, tên đệm còn được dùng để chỉ thứ bậc dòng họ. các người con của các anh em trong một gia đình sẽ dùng những tên đệm khác nhau để phân biệt thứ bậc. Chẳng hạn Bá, Mạnh, Trọng, Thúc, Quý theo thứ tự giảm dần. Con của anh cả sẽ có tên lót là Bá, con của người thứ 2 là Mạnh và lần lượt là Trọng, Thúc, Quý.
– Tên đệm có thể bổ sung ý nghĩa cho tên chính. Khi đặt tên con nhiều người sẽ có dụng ý đặt tên đệm kết hợp với tên chính tạo thành một ý nghĩa đặc biệt.
– Tên đệm có thể dùng để phân biệt giới tính. Khi đọc một cái tên nào đó thì chỉ cần đọc cả tên họ của một người là có thể đoán được giới tính của họ là nam hay nữ. Trường hợp tên lót sử dụng phổ biến nhất là “Thị” cho tên của con gái, còn con trai thì dùng “Văn”. Tuy nhiên, hiện nay thì có nhiều từ ngữ khác được sử dụng có thể phân biệt giới tính.
– Tên đệm làm cho họ tên của một cá nhân có tính thẩm mỹ
Lưu ý: theo quy định của pháp luật hiện hành về việc đặt tên trong giấy khai sinh thì tên của một người Việt Nam thường có hai bộ phận: tên và chữ đệm. Tên là bộ phận bắt buộc, cần có để làm cho họ và tên trở nên hoàn chỉnh; còn chữ đệm là bộ phận không bắt buộc.
1.2. Có được xin thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh không?
Để xác định vấn đề có được thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh hay không thì trước tiên ta căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26
Thứ nhất, khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự thì được thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký.
Thứ hai, sau khi được nhận làm con nuôi thì thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
Theo quy định này thì có thể hiểu rằng việc thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự. Tức là có thể xin thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh nếu có căn cứ.
Đồng thời theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì ta xác định được điều kiện thay đổi tên đệm trên Giấy khai sinh như sau: Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó.
Tóm lại, một cá nhân có thể xin thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh khi có căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự và phải đảm bảo khi thay đổi tên đệm cần được sự đồng ý của cha, mẹ nếu là con dưới 18 tuổi hoặc sự đồng ý của người từ đủ 9 tuổi trở lên.
2. Những trường hợp được thay đổi tên đệm trên giấy khai sinh:
Căn cứ theo quy định Khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì ta có thể xác định được những trường hợp được thay đổi tên đệm trên giấy khai sinh bao gồm:
Một là, thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
Hai là, thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
Ba là, được thay đổi tên đệm theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
Bốn là, được thay đổi tên đệm theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
Năm là, thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
Sáu là, được thay đổi tên đệm theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
Tóm lại, để thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh thì bạn phải thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì bạn có quyền thay đổi tên của mình. Cụ thể là khi bạn chứng minh được trường hợp tên của bạn gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến danh dự, quyền, lợi ích của bạn, khiến bạn gặp bất tiện trong công việc, cuộc sống thì bạn có quyền được xem xét thay đổi tên đệm của mình.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi tên đệm trên Giấy khai sinh:
Để thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi tên đệm trên Giấy khai sinh thì trước hết bạn cần xác định được cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký thay đổi tên đệm trên Giấy khai sinh
Theo đó ta căn cứ theo quy định tại Điều 27
Đối với trường hợp cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì thẩm quyền thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi
Đối với trường hợp cải chính hộ tịch cho người từ 14 tuổi trở lên thì thẩm quyền thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi
Như vậy, từ quy định này có thể hiểu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi tên đệm trên Giấy khai sinh cho người chưa đủ 14 tuổi. Còn ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi tên đệm trên Giấy khai sinh cho người từ 14 tuổi trở lên.
Khi đã xác định được thẩm quyền đăng ký thay đổi tên đệm trên Giấy khai sinh thì bạn có thể thực hiện thủ tục thay đổi tên đệm trên giấy khai sinh theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thay đổi tên đệm trên Giấy khai sinh
Theo đó, hồ sơ đăng ký thay đổi tên đệm trên Giấy khai sinh bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Tờ khai đăng ký cải chính hộ tịch;
– Bản sao Giấy khai sinh;
– Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
Bước 2: Nộp hồ sơ hồ sơ đăng ký thay đổi tên đệm trên Giấy khai sinh
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký thay đổi tên đệm trên Giấy khai sinh như đã nêu trên thì bạn có thể nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi tên đệm trên Giấy khai sinh cho người chưa đủ 14 tuổi hoặc ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi tên đệm trên Giấy khai sinh cho người từ 14 tuổi trở lên.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thay đổi tên đệm trên Giấy khai sinh Công chức- Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, xác minh thông tin. Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ và thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ thì Công chức- Tư pháp có trách nhiệm trả lời bằng văn bản hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung thêm các giấy tờ, tài liệu còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ. Nếu từ chối phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hộ tịch 2014;
– Bộ luật Dân sự 2015.