Có được ủy quyền xử lý kỷ luật lao động? Quy định về hình thức, trình tự xử lý kỷ luật lao động.
Có được ủy quyền xử lý kỷ
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Điều 118 “Bộ luật lao động 2019” quy đinh:
"Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong
nội quy lao động ".
Trong phạm vi đơn vị sử dụng lao động, kỷ luật lao động được thiết lập dựa trên cơ sở những quy định của nội quy lao động.
Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành có thể hiểu: Xử lý kỷ luật lao động là quá trình người sử dụng lao động xem xét và giải quyết việc người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật bằng cách buộc người lao động phải chịu một trong cách hình thức kỷ luật do nhà nước quy định. Việc xử lý kỷ luật lao động có va trò rất quan trọng trong việc duy trì trật tự, kỷ cương, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lao động ở đơn vị. Ngoài tác dụng trừng phạt, việc xử lý kỷ luật lao động còn có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng ngừa, giáo dục, những người lao động khác trong đơn vị thực hiện tốt kỷ luật lao động.
Để bảo đảm lợi ích của người lao động, trách sự lạm quyền của người sử dụng lao động đồng thời bảo đảm cho việc xử lý kỷ luật lao động được chính xác, khách quan, đúng pháp luật và phát huy tác dụng tích cực của kỷ luật lao động trong quản lý lao động, Điều 123 “Bộ luật lao động 2019” quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động như sau:
" 1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.6568
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình."
Khoản 4 Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của “Bộ luật lao động 2019” quy định: " Người giao kết
hợp đồng lao động theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 3 Nghị định này là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách."
Như vậy, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động là người sử dụng lao động, cụ thể hơn là người giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Tuy nhiên, trong trường hợp người sử dụng lao động ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng lao động thì người được ủy quyền giao kết hợp dồng lao động có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách.