Hiện nay, nhiều người đang ở nước ngoài và vẫn có nhu cầu được rút tiền tại Việt Nam. Khi đó họ đặt ra mong muốn được ủy quyền lại cho một người khác. Vậy thì, liệu rằng có được ủy quyền rút tiền khi đang ở nước ngoài hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được ủy quyền rút tiền khi đang ở nước ngoài không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 562 của Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành thì có ghi nhận về
Thứ nhất, chủ thể là tổ chức tín dụng đề nghị người gửi tiền thực hiện các thủ tục như sau:
– Xuất trình thẻ tiết kiệm theo đúng quy định của pháp luật;
– Xuất trình các loại giấy tờ tùy thân và các loại giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền, hoặc các loại giấy tờ chứng minh thông tin của tất cả người gửi tiền (trong trường hợp đối với các chủ thể gửi tiền tiết kiệm cho). Đối với trường hợp chi trả tiền tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, thì khi đó người đại diện theo pháp luật sẽ phải xuất trình các loại giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của mình theo đúng quy định của pháp luật về dân sự, các loại giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo quy định của pháp luật cũng như các loại giấy tờ có nghĩa vụ xác nhận các thông tin của người gửi tiền;
– Người gửi tiền sẽ tiến hành thực hiện các hoạt động đó là nộp giấy rút tiền gửi tiết kiệm có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã được đăng ký tại các tổ chức tín dụng theo đúng quy định của pháp luật, bên cạnh đó thì đối với trường hợp người gửi tiền là người không biết chữ và không thể viết được hoặc không thể đọc được vì nhiều lý do khác nhau hoặc thậm chí là không thể nhìn được thì khi đó người gửi tiền sẽ thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.
Thứ hai, tổ chức tín dụng sẽ có nghĩa vụ hướng dẫn thủ tục chi trả đối với các chủ thể có nhu cầu rút tiền theo quy định của pháp luật có liên quan và đảm bảo quá trình việc chi trả gửi tiền tiết kiệm được diễn ra một cách chính xác và an toàn, thông qua đó đảm bảo tài sản và quyền lợi ích hợp pháp của người gửi tiền cũng như an toàn trong quá trình hoạt động của tổ chức tín dụng, cụ thể như sau:
– Tổ chức tín dụng sẽ có nghĩa vụ chi trả tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế dựa trên quy định của pháp luật về dân sự;
– Và tổ chức tín dụng còn có nghĩa vụ chi trả các khoản tiền tiết kiệm theo ủy quyền của người gửi tiền nếu như quá trình ủy quyền đó đúng với quy định của pháp luật.
Như vậy đối với câu hỏi: liệu rằng có được ủy quyền rút tiền khi đang ở nước ngoài hay không? Thì theo như đã phân tích ở trên, chủ sở hữu tiền gửi hoàn toàn có thể ủy quyền cho người thân hoặc người khác mà mình tin tưởng để họ tiến hành thực hiện các công việc rút tiền. Khi đó thì người được ủy quyền sẽ cần phải chuẩn bị một số giấy tờ cơ bản xác minh quan hệ ủy quyền: thông tin cá nhân như căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc sổ hộ chiếu còn thời hạn của người được ủy quyền, các loại giấy tờ hoặc hợp đồng ủy quyền được lập theo đúng quy định của pháp luật, sổ tiết kiệm đứng tên chủ sở hữu hợp pháp là người ủy quyền … và một số giấy tờ cơ bản khác.
2. Hợp pháp hóa lãnh sự giấy ủy quyền cho người khác rút tiền khi đang ở nước ngoài:
Có thể nói, khi đang ở nước ngoài thì các chủ thể hoàn toàn có thể thực hiện hoạt động ủy quyền rút tiền cho các chủ thể khác trên lãnh thổ của Việt Nam. Giấy vì quyền này có thể được lập theo hình thức đơn phương mà không cần có sự góp mặt của bên được ủy quyền. Tuy nhiên để được công nhận và sử dụng trên lãnh thổ của Việt Nam thì giấy ủy quyền này cần phải được trải qua quá trình hợp thức hóa lãnh sự. Theo quy định của pháp luật hiện nay, hợp thức hóa lãnh sự là khái niệm để chỉ quá trình thực hiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu cũng như chữ ký và chứng nhận các chức danh trên giấy tờ và tài liệu của nước ngoài để các loại giấy tờ và tài liệu đó được công nhận và sử dụng trên lãnh thổ của Việt Nam mà không vi phạm pháp luật. Cụ thể về vấn đề này như sau:
Thứ nhất, thẩm quyền giải quyết việc hợp pháp hoá lãnh sự đối với giấy ủy quyền rút tiền của các chủ thể ở nước ngoài sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Ngoại giao chứng nhận lãnh sự. Bộ Ngoại giao hoàn toàn có thể ủy quyền lại cho các cơ quan ngoại vụ của các tỉnh thuộc trung ương để tiếp nhận hồ sơ đề nghị hợp thức hóa lãnh sự. Các cơ quan đại diện ngoại giao và các cơ quan đại diện lãnh sự hoặc các cơ quan khác được ủy quyền có thể thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thì sẽ có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự và họp pháp hóa lãnh sự ở Việt Nam. Vì thế cho nên khi các chủ thể đang ở nước ngoài và có nhu cầu muốn ủy quyền rút tiền lại cho một người khác đang ở Việt Nam thì sẽ thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy ủy quyền tại cơ quan đại diện của Việt Nam đặt trụ sở ở nước mà họ đang sinh sống.
Thứ hai, về hồ sơ thì sẽ bao gồm một số loại giấy tờ cơ bản sau:
– 01 tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;
– Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
– 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
– Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được chứng nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài nơi có cơ quan đại diện Việt Nam hoặc cơ quan đại diện Việt Nam kiêm nhiệm;
– 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hiểu được, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;
– 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu trên để lưu tại cơ quan đại diện.
Thứ ba, thời hạn giải quyết các loại giấy tờ này theo quy định của pháp luật hiện nay là 01 ngày làm việc được tính kể từ ngày các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Đối với trường hợp mà hồ sơ có số lượng từ 10 loại giấy tờ và tài liệu trở lên thì khi đó thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng tối đa sẽ không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ.
3. Các trường hợp ngân hàng không chấp nhận thanh toán cho người được uỷ quyền:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, những trường hợp sau đây các cá nhân hay tổ chức sẽ không được thực hiện việc ủy quyền, bao gồm:
– Đăng ký kết hôn được quy định cụ thể tại Luật Hộ tịch không được thực hiện việc ủy quyền;
– Ly hôn. Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại Điều 51 của Luật Hôn nhân và Gia đình thì họ là người đại diện được quy định cụ thể tại Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không được thực hiện việc ủy quyền;
– Công chứng di chúc của mình được quy định của pháp luật về công chứng không được thực hiện việc ủy quyền;
– Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng được Ngân hàng nhà nước quy định là không được thực hiện việc ủy quyền;
– Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc. Người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền được quy định cụ thể tại Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không được thực hiện việc ủy quyền;
– Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền. Nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho đương sự khác mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc được quy định cụ thể tại Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không được thực hiện việc ủy quyền.
4. Quy trình rút tiền tại các ngân hàng hiện nay:
Nhìn chung, quy trình rút tiền mặt tại các ngân hàng tại các ngân hàng hiện nay gần giống nhau. Khách hàng có nhu cầu rút tiền tại quầy giao dịch chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Thông báo số tiền muốn rút (nếu hạn mức lớn) trước 1 ngày để ngân hàng chuẩn bị.
Bước 2: Khách hàng đến chi nhánh ngân hàng gần nhất để tiến hành rút tiền.
Bước 3: Thông báo nhu cầu muốn rút tiền mặt, giao dịch viên sẽ hướng dẫn khách hàng làm thủ tục rút tiền.
Bước 4: Điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu, sau đó xuất trình giấy tờ tùy thân và thẻ để xác nhận thông tin.
Bước 5: Giao dịch viên tiến hành thực hiện việc rút tiền.
Bước 6: Khách hàng nhận tiền, ký tên biên lai.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.