Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên, theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Vậy có được ủy quyền ký hợp đồng trong cơ quan nhà nước?
Mục lục bài viết
1. Có được ủy quyền ký hợp đồng trong cơ quan nhà nước?
Điều 7 Nghị định 111/2022/NĐ-CP hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính quy định về thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ, Điều này đã quy định thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ như sau:
– Đối với cơ quan hành chính: Người đứng đầu cơ quan hành chính mà cơ quan hành chính này đã được xác định là đầu mối được giao biên chế và giao kinh phí quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước chính là người có thẩm quyền thực hiện ký hợp đồng và quyết định về số lượng hợp đồng hoặc có thể phân cấp, có thể ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện.
– Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Người đứng đầu của chính đơn vị sự nghiệp công lập cũng chính là người có thẩm quyền ký hợp đồng. Trường hợp người này không trực tiếp ký hợp đồng thì có thể thực hiện ủy quyền cho chính người đứng đầu đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản.
Thêm nữa, tại Điều 11 Nghị định số 111/2022/NĐ-CP hợp đồng đối với một số loại công việc ở trong cơ quan hành chính quy định về thẩm quyền ký hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ, Điều này có quy định thẩm quyền ký hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
– Đối với đơn vị nhóm 1, đơn vị nhóm 2 và đối với đơn vị nhóm 3 tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên: Người đứng đầu của đơn vị hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng.
– Đối với đơn vị nhóm 3 tự bảo đảm từ 10% đến dưới 70% chi thường xuyên và đối với đơn vị nhóm 4: Người có thẩm quyền ký hợp đồng làm việc với viên chức theo như đúng quy định của pháp luật về viên chức hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng.
– Đối với ký kết hợp đồng dịch vụ: Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập chính là người trực tiếp ký hợp đồng theo đề xuất của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người này thực hiện ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan mà có thẩm quyền thì thực hiện ký hợp đồng sau khi báo cáo và có được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong đó:
– Đơn vị nhóm 1 chính là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
– Đơn vị nhóm 2 chính là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên.
– Đơn vị nhóm 3 chính là Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
– Đơn vị nhóm 4 chính là đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Theo quy định trên thì khi ký hợp đồng trong cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ký hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác để ký hợp đồng, cụ thể:
– Ký kết hợp đồng thực hiện các công việc hỗ trợ, phục vụ:
+ Đối với cơ quan hành chính: người có thẩm quyền ký hợp đồng có thể phân cấp, có thể ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: người có thẩm quyền ký hợp đồng có thể thực hiện ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện.
– Ký hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Đối với đơn vị nhóm 1, đơn vị nhóm 2 và đối với đơn vị nhóm 3 tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên: người có thẩm quyền ký hợp đồng sẽ được ủy quyền cho người khác ký hợp đồng.
+ Đối với đơn vị nhóm 3 tự bảo đảm từ 10% đến dưới 70% chi thường xuyên và đối với đơn vị nhóm 4: Người có thẩm quyền ký hợp đồng làm việc với viên chức theo như đúng quy định của pháp luật về viên chức hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng.
+ Đối với ký kết hợp đồng dịch vụ: người có thẩm quyền ký hợp đồng thực hiện ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký.
2. Hình thức ủy quyền ký hợp đồng trong cơ quan nhà nước:
Như đã phân tích ở mục trên, khi ký hợp đồng trong cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ký hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác để ký hợp đồng. Điều 7 Nghị định 111/2022/NĐ-CP hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính quy định về hình thức ủy quyền ký hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan nhà nước như sau:
– Đối với cơ quan hành chính: người có thẩm quyền ký hợp đồng và quyết định về số lượng hợp đồng hoặc có thể phân cấp, có thể ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện.
– Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Trường hợp không trực tiếp ký hợp đồng thì sẽ có thể ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị thuộc hoặc là trực thuộc thực hiện. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng khi người có thẩm quyền ký hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ mà ủy quyền cho người khác thay mặt mình ký hợp đồng thì việc ủy quyền đó phải được thể hiện bằng văn bản.
3. Hình thức, các loại hợp đồng và điều kiện ký kết hợp đồng:
– Hình thức ký hợp đồng và các loại hợp đồng: Các công việc hỗ trợ, các công việc phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập sẽ phải được ký kết hợp đồng bằng văn bản; trong trường hợp mà có thực hiện giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo đúng như các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử thì có giá trị như là đối với hợp đồng bằng văn bản. Các loại hợp đồng được ký kết bao gồm:
+ Hợp đồng dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan;
+
– Điều kiện để ký kết hợp đồng:
+ Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập: điều kiện đó là phải có nhu cầu ký kết hợp đồng thực hiện các công việc hợp đồng và cũng phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật;
+ Đối với tổ chức cung cấp dịch vụ: Phải đáp ứng đầy đủ về những điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, bảo đảm được về các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp
+ Đối với cá nhân: Phải đáp ứng được đầy đủ về các tiêu chuẩn, điều kiện sau đối với trường hợp cá nhân ký kết
++ Có một quốc tịch đó là quốc tịch Việt Nam;
++ Đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật chuyên ngành;
++ Có đầy đủ sức khỏe để làm việc;
++ Có lý lịch đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
++ Có khả năng đáp ứng được yêu cầu của vị trí việc làm;
++ Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ
++ Không trong thời gian đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hay là đưa vào trường giáo dưỡng hoặc là đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc là bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
++ Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng;
++ Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và đáo ứng theo những tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 111/2022/NĐ-CP hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính.