Nâng lương và truy lĩnh tiền lương. Có được truy lĩnh tiền lương được nâng khi nghỉ sinh con không?
Nâng lương và truy lĩnh tiền lương. Có được truy lĩnh tiền lương được nâng khi nghỉ sinh con không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!
Ngày 01/10/2015 tôi được nâng lương thường xuyên theo quy định lên bậc 5. đến 22/11/2015 tôi nghỉ thai sản theo chế độ. Nhưng kế toán không tính chênh lệch nâng bậc cho tôi với lý do nghỉ thai sản không được hưởng,vì sang tháng 12 phòng Nội vụ mới hoàn thiện Quyết định nâng bậc lương thường xuyên. như vậy có đúng không ạ. Tôi có được hưởng nâng lương thường xuyên không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.”
Khoản 1 Điều 39 Luật này quy định như sau:
“Điều 39.
Mức hưởng chế độ thai sản 1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ vào các quy định nêu trên vào tình huống của bạn, thời gian bạn nghỉ việc được hưởng chế độ sinh con do Bảo hiểm chi trả mức hưởng chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Theo thông tin bạn cung cấp, tháng 11 bạn nghỉ sinh con, trong thời gian bạn nghỉ chế độ thai sản, thì mới có quyết định nâng lương chính thức (vào tháng 12), như vậy, thời gian nghỉ sinh con bạn không làm việc nên cơ quan, đơn vị không phải trả lương cho bạn và bạn cũng không được truy lĩnh chênh lệch tiền lương và phụ cấp (nếu có) giữa bậc lương mới và bậc lương cũ, vì trong thời gian nghỉ sinh con bạn không làm việc ở bậc lương mới.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Kéo dài thời hạn nâng lương với viên chức sinh con thứ 3
– Thời gian nâng bậc lương thường xuyên của công chức, viên chức và người lao động
– Nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức và người lao động
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến miễn phí
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại