Xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau mà quá trình thực hiện dự án đầu tư trên thực tế có thể bị chậm so với kế hoạch ban đầu. Vậy có được tiếp tục gia hạn dự án đầu tư nếu dự án đầu tư đó đã bị chậm tiến độ nhiều lần hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được tiếp tục gia hạn dự án đã chậm tiến độ nhiều lần không?
Trên thực tế hiện nay, có rất nhiều dự án đã bị chậm tiến độ mặc dù đã thực hiện thủ tục gia hạn nhiều lần tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc điều chỉnh tiến độ của các dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt một cách cụ thể và rõ ràng nhằm mục đích tạo điều kiện cho chủ đầu tư được tiếp tục thực hiện dự án đó để hiện thực hóa dự án trên thực tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư, phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, quy định của pháp luật về đô thị và xây dựng trước giai đoạn Luật đầu tư năm 2022 có hiệu lực thi hành, quy định này được thể hiện cụ thể tại Điều 117 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp dự án đầu tư đã được điều chỉnh tiến độ trước giai đoạn ngày Luật đầu tư có hiệu lực trên thực tế thì sẽ tiếp tục được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư và quy định của nghị định Nghị định 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, tuy nhiên không được điều chỉnh tiến độ dự án đầu tư quá 24 tháng được tính kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, nếu như xét thấy thời điểm kết thúc tiến độ thực hiện dự án đầu tư cuối cùng được ghi nhận tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước giai đoạn ngày 01 tháng 01 năm 2021, hoặc không được quá 24 tháng được tính kể từ thời điểm kết thúc tiến độ thực hiện dự án đầu tư cuối cùng được quy định cụ thể trong văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu như thời điểm kết thúc tiến độ thực hiện dự án đầu tư cuối cùng được quy định cụ thể tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sau giai đoạn ngày 01 tháng 01 năm 2021, trừ những trường hợp được quy định cụ thể tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản 4 Điều 41 của Luật đầu tư.
Nhìn chung thì có thể nói, việc hạn chế về quá trình điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư không quá 24 tháng theo quy định của pháp luật nêu trên chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp những dự án đầu tư đã được quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó có thể nói, trong trường hợp dự án đầu tư hoạt động theo giấy chứng nhận đầu tư hoặc dự án đầu tư không thuộc diện quyết định hoặc dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không bị hạn chế về tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo như phân tích nêu trên. Trong trường hợp dự án đầu tư bị thu hồi đất bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xuất phát từ lý do không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký đầu tư sẽ chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư căn cứ theo quy định tại Điều 48 của Luật đầu tư năm 2022. Theo đó thì có thể nói, đối với những dự án đầu tư đã chậm tiến độ nhiều lần thì vẫn hoàn toàn có thể được tiếp tục gia hạn và điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Dự án không thực hiện đúng thời gian gia hạn xử lý thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 của Luật đầu tư năm 2022 thì có quy định về việc, đối với các dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư sẽ không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư được quy định tại các văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ những trường hợp cơ bản sau đây:
– Nhằm mục đích thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng nằm ngoài ý chí của con người phù hợp với quy định của pháp luật về dân sự và phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai;
Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do các nhà đầu tư chậm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
– Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm thực hiện thủ tục hành chính;
– Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi quy hoạch;
– Thay đổi mục tiêu đã được quy định cụ thể tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật;
– Tăng tổng số vốn đầu tư từ 20% trở lên từ đó làm thay đổi toàn bộ quy mô dự án đầu tư.
Theo đó thì có thể nói, căn cứ vào quy định và phân tích nêu trên thì ngoài việc điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp bất khả kháng, thì các nhà đầu tư cũng có thể được điều chỉnh tiến độ dự án đầu tư vượt quá 24 tháng trong những trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm giao đất hoặc chậm cho thuê đất hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, có thể điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm thực hiện thủ tục hành chính, hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền có sự thay đổi về quy hoạch. Tuy nhiên nhìn chung thì có thể nói quy định này chỉ được áp dụng đối với những dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó đề nghị ra soát nguyên nhân dự án đầu tư chậm tiến độ trên thực tế để từ đó có thể xem xét các trường hợp nhà đầu tư được phép điều chỉnh tiến độ dự án đầu tư trên 24 tháng theo quy định của pháp luật.
3. Quy định về thời gian hoạt động của dự án đầu tư:
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Luật đầu tư năm 2022 có quy định về thời hạn hoạt động của dự án đầu tư. Theo đó thì thời hạn hoạt động của các dự án đầu tư được quy định cụ thể như sau:
– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong các khu vực kinh tế theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là không quá 70 năm;
– Thời hạn hoạt động của các dự án đầu tư ngoài các khu vực kinh tế theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là không quá 50 năm, Đối với những dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hoặc các dự án đầu tư có số vốn đầu tư lớn tuy nhiên khả năng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của các dự án đầu tư đó có thể kéo dài hơn so với các dự án đầu tư bình thường tuy nhiên không được quá 70 năm;
– Đối với những dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất tuy nhiên các nhà đầu tư chậm thực hiện thủ tục bàn giao đất trên thực tế thì thời gian cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm bàn giao đất sẽ không được tính vào thời gian hoạt động và không được tính vào tiến độ thực hiện dự án đầu tư của dự án đó;
– Khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư mà các nhà đầu tư có nhu cầu được tiếp tục thực hiện hoạt động dự án đầu tư đó và xét thấy đắp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư thì được xem xét gia hạn thời gian hoạt động của dự án đầu tư tuy nhiên không được quá thời hạn tối đa theo như phân tích nêu trên, loại trừ những dự án đầu tư sau đây: Những dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu hoặc những dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc thâm dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, những dự án đầu tư thuộc trường hợp các nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc bên Việt Nam.
Như vậy có thể nói, trong trường hợp hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư mà các nhà đầu tư đó vẫn có nhu cầu tiếp tục được thực hiện dự án đầu tư trên thực tế và các nhà đầu tư đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét gia hạn thời gian hoạt động và thời gian tiến hành của dự án đầu tư.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đầu tư năm 2022;
– Nghị định 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.